Bên cạnh việc có kinh nghiệm lâu năm khi lái xe, thì việc trang bị một phương tiện giao thông lưu thông đóng vai trò rất quan trọng để đảm bảo an toàn. Hệ thống ABS là một thành phần không thể thiếu trong các phương tiện tham gia giao thông. Vậy abs là gì? Hôm nay Webdinhnghia.com Việt Nam sẽ chia sẻ kiến thức bổ ích này tới bạn nhé!!!
Abs là gì?
Abs là viết tắt của cụm từ antilock brake system, được dịch là hệ thống phanh chống bó. Hệ thống này được trang bị trên hầu hết các phương tiện như ô tô, xe máy, xe tải, máy bay, xe buýt…. Trước kia, khi ABS chưa được phổ biến rộng rãi, việc lái xe an toàn phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật khéo léo của lái xe. Tuy nhiên, sự ra đời của ABS đã làm giảm đi đáng kể gánh nặng đối với người lái xe, giúp họ xử lý nhanh nhạy hơn với các tình huống bất ngờ xảy ra.
Hệ thống ABS là một hệ thống tự động, dựa trên các nguyên tắc phanh ngưỡng và phanh nhịp. ABS hoạt động với tốc độ nhanh hơn, hiệu quả hơn, mang đến khả năng kiểm soát xe an toàn nhất là trong điều kiện bề mặt khô ráo, bề mặt trơn trượt, sỏi, bùn, tuyết…
Các bộ phận của hệ thống ABS
Cảm biến tốc độ
Cảm biến tốc độ dùng để xác định gia tốc hoặc giảm tốc của bánh xe. Nguyên tắc hoạt động của cảm biến tốc độ dựa vào nam châm và cảm biến hiệu ứng Hall hoặc bánh xe có răng và cuộn dây điện từ tạo tín hiệu vòng. Sự dao động của từ trường quanh bánh xe tạo ra một điện áp trong cảm biến. Cảm biến này sẽ trở nên không chính xác khi xe di chuyển ở tốc độ chậm.
Van
Hệ thống van có 3 vị trí đó là: van mở, van chặn dòng và van giải phóng. Trong đó có 1 van được điều khiển bằng hệ thống ABS. Trong trường hợp một van không hoạt động sẽ ngăn hệ thống điều chỉnh các van và kiểm soát áp suất cung cấp cho phanh.
Máy bơm
Thành phần máy bơm trong hệ thống ABS, có tác dụng khôi phục áp suất cho phanh thủy lực, sau khi các van đã giải phóng nó. Bộ điều khiển sẽ điều chỉnh trạng thái của máy bơm để cung cấp lượng áp suất mong muốn và làm giảm độ trượt.
Bộ điều khiển
Bộ điều khiển là đơn vị ecu nhận thông tin từ cảm biến tốc độ bánh xe riêng lẻ. Khi một bánh xe mất lực kéo, tín hiệu sẽ được gửi đến bộ điều khiển sau đó bộ điều khiển sẽ thực hiện giới hạn lực phanh và kích hoạt hệ thống ABS.
Một số hệ thống phanh ABS hiện nay
Hiện nay các hệ thống phanh ABS được phân biệt bằng cách thông qua số lượng kênh, tức là có bao nhiêu van được điều khiển riêng lẻ và số lượng cảm biến tốc độ.
ABS 4 kênh, 4 cảm biến
Cảm biến tốc độ bộ có trên cả 4 bánh và có một van riêng cho cả bốn bánh. Sự thiết lập của hệ thống ABS này cho phép người dùng giám sát từng bánh xe riêng lẻ để đảm bảo nó hoạt động được lực phanh tối đa.
ABS 3 kênh, 4 cảm biến
Cảm biến tốc độ được đặt trên cả 4 bánh nhưng chỉ có 1 van riêng cho mỗi bánh trước và một van chung cho cả hai bánh sau. Thông thường những xe đời cũ sẽ sử dụng hệ thống van này.
ABS 3 kênh, 3 cảm biến
Hệ thống ABS loại này có cảm biến tốc độ và van cho mỗi bánh trước, một van và một cảm biến cho cả hai bánh sau. Với hệ thống này có thể một trong những bánh sau sẽ khóa khi dừng, từ đó làm giảm hiệu quả phanh. Hệ thống này rất dễ xác định vì không có cảm biến tốc độ riêng cho bánh sau.
ABS 2 kênh, 4 cảm biến
Hệ thống này được sử dụng nhiều vào những năm 80. ABS được trang bị cảm biến tốc độ ở mỗi bánh xe, một van điều khiển cho mỗi bánh trước và sau như một cặp.
ABS 1 kênh, 1 cảm biến
Các xe bán tải, SUV, xe tải có abs bánh sau sẽ được lắp đặt hệ thống ABS loại này. ABS 1 kênh 1 cảm biến, có van điều khiển cả hai bánh sau và một cảm biến tốc độ nằm ở trục sau.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống ABS
Hệ thống ABS bao gồm bộ điều khiển điện tử trung tâm (ecu), cảm biến tốc độ bốn bánh, van thủy lực. Ecu sẽ làm nhiệm vụ theo dõi tốc độ quay của từ bánh xe. Khi bánh xe quay chậm hơn đáng kể so với tốc độ xe, ecu sẽ kích hoạt các van giảm áp suất thủy lực đến các phanh ở bánh xe, từ đó giảm lực phanh giúp bánh xe quay nhanh hơn. Cơ chế này sẽ được thực hiện ngược lại, nếu ecu phát hiện bánh xe quay nhanh hơn đáng kể so với các bánh xe khác.
Hệ thống phanh ABS là một bộ phận rất quan trọng trong các phương tiện giao thông. Hi vọng bài viết về đã đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích về ABS. Hãy làm sao bài viết này nếu bạn thấy hay nhé !!!