Arduino xuất hiện rất nhiều trên các thiết bị mạch điện tử. Sức mạnh của arduino ngày càng được chứng tỏ theo thời gian, với vô vàn ứng dụng được mở rộng độc đáo và chia sẻ rộng rãi trên toàn thế giới. Vậy arduino là gì? Hôm nay Webdinhnghia.com Việt Nam sẽ chia sẻ kiến thức công nghệ bổ ích này tới bạn nhé!!!
Arduino là gì?
Arduino là một nền tảng mã nguồn mở phần cứng và phần mềm. Phần cứng arduino hay còn gọi là các board mạch vi xử lý giúp xây dựng các ứng dụng tương tác với nhau trong môi trường được thuận lợi hơn. Phần cứng sẽ bao gồm 1 board mạch nguồn mở được thiết kế trên nền tảng vi xử lý AVR Atmel 8 bit, hoặc ARM Atmel 32 bit. Những thiết kế hiện đại sẽ được trang bị gồm một cổng giao tiếp USB, 6 chân đầu vào analog, 14 chân input và output kèm theo các thông số kỹ thuật khác nhau tương thích với nhiều board mở rộng khác nhau.
Arduino không khác gì một máy tính thu nhỏ, cho phép người dùng có thể lập trình và thực hiện các dự án điện tử mà không cần phải có các công cụ chuyên biệt, để phục vụ việc nạp mã code. Arduino được giới thiệu vào năm 2005 như là một dự án dành cho sinh viên. Mục đích của thiết kế này đó là mang đến một phương thức dễ dàng, không gây tốn kém cho những người yêu thích để tạo ra những thiết bị có khả năng tương tác với môi trường, thông qua cảm biến và các cơ cấu chấp hành.
Cấu tạo của nền tảng mã nguồn mở arduino
Arduino được cấu tạo bởi hai bộ phận, đó là: phần cứng và phần mềm
Phần cứng bao gồm một board mạch mã nguồn mở hay còn gọi là vi điều khiển, có thể lập trình được. Ngoài ra, chúng còn bao gồm nhiều linh kiện bổ sung giúp dễ dàng lập trình và có thể mở rộng với các mạch khác. Một vị điều khiển arduino cũng có thể được lập trình sẵn với một boot loader, cho phép người dùng download chương trình vào bộ nhớ flash on chip, trong khi các thiết bị khác phải cần dùng đến một bộ nạp từ bên ngoài.
Phần mềm của arduino tích hợp các công cụ phát triển integrated development environment (IDE), được dùng chủ yếu trong việc soạn thảo, biên dịch mã code và nạp chương trình cho board.
Một số ứng dụng của arduino hiện nay
Ứng dụng trong đời sống
Arduino có rất nhiều ứng dụng trong đời sống, liên quan đến việc chế tạo ra các thiết bị điện tử chất lượng cao. Một số ứng dụng chính của arduino đó là:
Lập trình cho robot, phần quan trọng nhất là trung tâm xử lý, điều chỉnh các hoạt động của robot. Ngoài ra, arduno còn có khả năng đọc cảm biến, dùng nhiều trong việc điều khiển động cơ sản phẩm.
Lập trình máy bay không người lái
Là thành phần quan trọng tạo nên các hiệu ứng đèn nháy ở các biển quảng cáo, đèn tín hiệu giao thông.
Ứng dụng trong máy in màu 3D, điều khiển cảm biến báo hiệu khi nhiệt độ chạm mức giới hạn.
Điều khiển các thiết bị cảm biến ánh sáng, âm thanh
Sử dụng arduino để tương tác với joystick, màn hình khi chơi game.
Có thể kết nối với các thiết bị khác
Arduino có thể hoạt động một cách độc lập với các thiết bị khác, mà không làm ảnh hưởng đến một số chức năng.
Có thể sử dụng arduino để kết nối với các thiết bị máy tính, truy cập vào tệp dữ liệu thuộc tính cảm biến ở môi trường bên ngoài và cung cấp phản hồi thông tin.
Có khả năng kết nối với nhiều thiết bị khác và nhiều thiết bị arduino cũng như chip điều khiển
Những yếu tố cần thiết để lập trình arduino
Arduino tuy là một bo mạch hở nhỏ nhưng nó lại được ứng dụng rất nhiều vào trong cuộc sống. Bạn có thể tự mình phát triển ứng dụng dựa trên arduino. Điều này được thực hiện rất đơn giản, sau đây mình sẽ chỉ cho bạn các bước phát triển ứng dụng.
Đầu tiên bạn phải cần IDE phát triển, dây nối USB loại A-B, và một bo mạch arduino. Tiếp đến là công đoạn lập trình của arduino, bạn có thể sử dụng ngôn ngữ lập trình C hoặc C + +. Với những người chưa từng sử dụng ngôn ngữ lập trình cũng không cần quá lo lắng, vì so với lập trình trực tiếp với vi điều khiển thiết lập trình với arduino đơn giản hơn, đó là do bạn chỉ giao tiếp với phần cứng thông qua thư viện. Trên một số website hiện nay,có rất nhiều các thư viện viết sẵn để điều khiển ngoại vi: LCD, sensor, motor… Bạn có thể tận dụng để kết hợp chúng lại với nhau. Từ đó là bạn đã có thể tạo ứng dụng riêng cho mình.
Arduino được ứng dụng rất nhiều trong đời sống, là bo mạch xử lý để lập trình tương tác với các thiết bị phần cứng. Hi vọng bài viết này đã đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích về arduino. Hãy like và share bài viết này nếu bạn thấy hay nhé!!!
Xem thêm: PLC là gì? Cấu trúc và nguyên lí hoạt động của bộ điều khiển PLC