Khi mang thai, sức đề kháng của chị em trở nên yếu ớt hơn bình thường nên rất dễ bị vi khuẩn tấn công. Do đó, trong giai đoạn này mẹ bầu rất dễ bị viêm đường tiết niệu. Không những ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, viêm đường tiết niệu ở mẹ bầu còn có thể gây sinh non, sẩy thai hoặc nhiễm trùng khi sinh.
Nguyên nhân khiến bà bầu bị viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý điển hình do vi khuẩn E.coli gây ra. Niệu đạo của chị em thường có cấu tạo ngắn hơn nam giới, đồng thời niệu đạo còn gần âm đạo nên nguy cơ viêm nhiễm cao hơn.
Khi mang thai, xương chậu của chị em cũng sẽ thay đổi về cấu trúc. Khiến số lần đi tiểu bị giảm đi đáng kể và đây cũng là nguyên nhân khiến vi khuẩn có cơ hội xâm nhập và phát triển.
Bên cạnh đó, khi thai nhi phát triển lớn, bàng quang của thai phụ sẽ bị chèn ép và nước tiểu bị ứ đọng tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Dấu hiệu nhận biết bà bầu bị viêm đường tiết niệu
Có rất nhiều chị em nhầm lẫn giữa các triệu chứng của bệnh viêm đường tiết niệu với những thay đổi của cơ thể khi mang thai ở giai đoạn đầu. Hãy cùng điểm qua các dấu hiệu của bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai nhé!
- Đau buốt, nóng khi đi tiểu
- Tiểu dắt, tiểu nhiều lần trong ngày
- Đau lưng, đau bụng, đau xương chậu
- Nôn ói, choáng váng nên thường bị nhầm lẫn với các triệu chứng của ốm nghén
- Ớn lạnh, sốt cao, run người và đổ mồ hôi lạnh
Bà bầu viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không?
Nếu không được điều trị đúng cách, viêm đường tiết niệu có thể biến chứng thành nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Cụ thể như:
-
Viêm cầu thận cấp
Viêm cầu thận cấp có thể khiến mẹ bị phù nề toàn thân, tiền sản giật. Nếu không được điều trị có thể ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và bé.

-
Suy thận cấp
Khi bị suy thận, cơ thể không những phù nề mà còn bị tiểu ít. Trẻ được sinh ra từ mẹ suy thận cấp có thể bị nhẹ cân. Nghiêm trọng hơn, có thể gây ra tình trạng sẩy thai, thai chết lưu.
Ngoài ra, viêm đường tiết niệu còn khiến chị em đối mặt với nguy cơ tăng huyết áp hay tiền sản giật ở những tháng cuối thai kỳ.
Xem thêm: Khó thở khi mang thai tháng đầu có đáng lo ngại không?
Làm thế nào để khắc phục bệnh lý viêm đường tiết niệu ở bà bầu
Để điều trị bệnh lý viêm đường tiết niệu khi mang thai, chị em nên áp dụng một số biện pháp sau:
- Sử dụng thuốc kháng sinh theo đúng chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên, mang thai là giai đoạn cực kỳ nhạy cảm, do đó chị em nên tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của khách hàng. Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc về sử dụng tại nhà để tránh ảnh hưởng xấu đến trẻ.
- Bổ sung đủ nước cho cơ thể, tuyệt đối không nên nhịn tiểu, giữ vệ sinh vùng kín để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển.
- Khi đi vệ sinh, nên dùng nước rửa và lau khô bằng khăn sạch. Lau từ trước ra sau và tuyệt đối không lau theo chiều ngược lại để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn từ hậu môn.
- Tìm đến các bác sĩ chuyên khoa khi cơ thể có những triệu chứng bất thường, tuyệt đối không tự ý điều trị tại nhà.
Cách khắc phục viêm đường tiết niệu tại nhà
Ít ai biết rằng nước cam có thể đẩy lùi những triệu chứng khó chịu mà bệnh lý viêm đường tiết niệu gây ra. Nước cam chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, bên cạnh đó loại thức uống này còn giúp lợi tiểu, thanh nhiệt hiệu quả.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể uống trà bạc hà hoặc trà gừng để đẩy lùi những cơn đau rát do tiểu buốt, tiểu dắt gây ra. Kiên trì uống các loại trà này trong vòng vài ngày tình trạng bí tiểu và các triệu chứng khó chịu của bệnh sẽ được thuyên giảm.

Với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ trên đây, chắc hẳn bạn đã biết được những triệu chứng khi bà bầu bị viêm đường tiết niệu. Đồng thời biết cách khắc phục bệnh lý này hiệu quả. Với những chị em đã tìm đủ mọi phương pháp điều trị tại nhà mà không có kết quả, chúng tôi khuyên bạn nên tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và áp dụng phác đồ điều trị thích hợp.
Một lần nữa Webdinhnghia.com Việt Nam xin nhắc lại, trong giai đoạn mang thai chị em tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà vì có thể sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và bé.
Xem thêm: Cách giảm đau lưng cho bà bầu hiệu quả mà không cần đấm lưng