Cách trồng cây đinh lăng đơn giản cho năng suất cao

- , - 313, -

Cách trồng cây đinh lăng là cây thuộc họ ngũ gia bì, thường trồng nhiều ở nông thôn. Đây là loại thuốc quý, mang đến vô số công dụng đối với sức khỏe con người. Chúng ta có thể sử dụng cả rễ, thân và cành lá của cây đinh lăng. Bên cạnh việc chữa bệnh thì cây đinh lăng còn là gia vị không thể thiếu trong một số món ăn. Vậy tại sao chúng ta không tự trồng đinh lăng để phục vụ cho nhu cầu của bản thân và gia đình? Hôm nay, Webdinhnghia.com Việt Nam xin chia sẻ cách trồng cây đinh lăng đơn giản và cho năng suất cao. Nào, chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Cách trồng cây đinh lăng là cây thuộc họ ngũ gia bì, thường trồng nhiều ở nông thôn
Cách trồng cây đinh lăng là cây thuộc họ ngũ gia bì, thường trồng nhiều ở nông thôn

Chuẩn bị trồng cây đinh lăng

  • Chọn giống đinh lăng

Hiện nay, ở nước ta có 2 giống đinh lăng chính. Đó là đinh lăng tẻ và đinh lăng nếp

Đinh lăng tẻ: là loại đinh lăng lá to, vỏ sần sùi, củ nhỏ. Phần vỏ hơi cứng và bỏ bì mỏng nên năng suất không cao lắm.

Đinh lăng nếp: là cây có lá nhỏ, vỏ xoăn và vỏ cây nhẵn, rễ mèm và củ to. Vỏ bì dày và phát triển mạnh nên cho năng suất cao. Đây là loại đinh lăng được trồng nhiều và phổ biến.

Khi chọn cây giống bạn nên chọn cây bánh tẻ, không quá non. Chặt cành dài khoảng 20cm.

  • Chuẩn bị đất trồng

Đất trồng đinh lăng là loại đất cát pha, tơi xốp và có khả năng thoát nước cao. Bởi đinh lăng là loài cây chịu hạn tốt, không cần phải tưới nước quá nhiều và khong chịu được ẩm. Có thể trộn chung phân chuồng (4kg/sào đất) và phân NPK (20kg/sào).

Cách trồng đinh lăng

Trong trường hợp trồng đinh lăng theo quy mô công nghiệp với số lượng lớn thì phải xới đất thành luống cao 20 – 50cm, sâu 15cm và rộng khoảng 50cm. Sau đó đặt các hom đinh lăng xuống, lấp hom lại và chừa hở 2 đầu khoảng 5cm.

Cách trồng đinh lăng
Cách trồng đinh lăng

Khi trồng xong, phải tưới nước để đảm bảo độ ẩm cho cây, giữ không cho cây ngập nước trong tháng đầu tiên. Cuối cùng phủ thêm một lớp rơm rạ để giữ ẩm cho đất, tạo môi trường lý tưởng để cây nảy mầm và phát triển.

Nếu trời mưa liên tục phải tìm cách thoát nước để cây không bị ngập úng. Nếu trồng bằng cây giống chúng ta cũng đào hố đất rồi nhẹ nhàng xé túi bầu, cho cây giống vào giữa hố rồi lấp đất cố định gốc cây.

Xem thêm: Tổng hợp những cách trồng nha đam cho cây xanh mướt tươi tốt

Cách chăm sóc cây đinh lăng

  • Tưới nước

Như đã trình bày, cây đinh lăng là loại cây chịu hạn tốt nên chúng ta không cần tưới quá nhiều. Vào mùa khô, khoảng 1 tuần tưới nước cho cây 1 lần, nhất là lúc cây đang lớn và quả sắp chín. Mùa mưa không cần tưới.

  • Phân bón

Để cây cho năng suất cao, việc bón phân cho cây là vô cùng cần thiết. Ngoài việc bón phân lót cho cây, mỗi năm chúng ta nên bón thêm phân thúc 2 – 3 lần. Sử dụng phân bón Ure để bón phân thúc, dùng 80kg/ 1ha/

Sang năm thứ 2, chúng ta nên tiếp tục bón phân thúc lần nữa. Lần này có thể kết hợp với việc tỉa cây cành để cây nhanh chóng đạt năng suất cao.

  • Phòng trừ sâu bệnh

Đinh lăng là loại cây ít sâu bệnh chỉ cần xới đất mỗi tháng và phòng trừ cỏ dại để không ảnh hưởng đến dinh dưỡng của cây là được. Nên làm cỏ vụ xuân từ tháng 1 – 2, xơi đất sạch toàn bộ diện tích, mỗi năm phải xới đất 2 – 3 lần.

Để hạn chế sâu bệnh cho đinh lăng, hay phun Ridomil Gold, COC85, … để hạn chế nấm bệnh. Đồng thời, phải kiểm tra độ ẩm trong đất, thoát nước khi mưa để hạn chế cây bị úng rễ, thối lá.

  • Kỹ thuật cắt tỉa cành

Từ năm thứ 2 trở đi, cây bắt đầu phát triển đầy đủ cành lá, chúng ta bắt đầu cắt tỉa. Thời gian cắt tỉa thường rơi vào tháng 4, tháng 9 hằng năm.

Mỗi gốc chỉ nên để 1 – 2 cành to để cây tập trung nuôi những cành chính. Kết hợp phun thuốc và xử lý chất thải khi vệ sinh và phun thuốc, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường.

Cách thu hoạch đinh lăng

Đinh lăng có rất nhiều công dụng, tất cả các bộ phận trên cây đinh lăng đều có thể sử dụng được.

  • Thu hoạch lá

Lá đinh lăng được sử dụng trong đông y, bên cạnh đó còn là nguyên liệu làm đẹp hiệu quả. Chọn những lá già, cắt lá mang đi phơi nắng, sấy hoặc xao khô.

  • Củ đinh lăng

Sau 3 năm, đinh lăng bắt đầu có củ. Tuy nhiên, để củ to chúng ta phải đợi khoảng 5 – 7 năm. Đào củ đinh lăng lên, mang về rửa sạch và cắt bỏ phần rễ lớn. Thái thành lát mỏng rồi sấy khô và sử dụng dần.

Đào củ đinh lăng lên, mang về rửa sạch và cắt bỏ phần rễ lớn
Đào củ đinh lăng lên, mang về rửa sạch và cắt bỏ phần rễ lớn
  • Thân đinh lăng

Phần thân đinh lăng sau khi thu hoạch có thể dùng để nhân giống. Hãy đưa chúng vào vườn ươm để phục vụ cho vụ mùa tiếp theo.

Với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ, hy vọng bạn đã biết được cách trồng đinh lăng tại nhà đơn giản nhưng vẫn cho năng suất cao. Chúc các bạn thực hiện thành công. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì về cây cối, hãy truy cập website của chúng tôi để tìm được câu trả lời chính xác nhé!

Xem thêm: Cách trồng dưa leo đơn giản cho quả quanh năm


Nguồn web: dmlrbmV3cy5jb20=

CATEGORIES

TOP LÀ GÌ

TOP Tìm Hiểu

TOP Định Nghĩa

Cách trồng cây đinh lăng đơn giản cho năng suất cao

5/5
Cách trồng cây đinh lăng là cây thuộc họ ngũ gia bì, thường trồng nhiều ở nông thôn. Đây là loại thuốc quý, mang đến vô số công dụng đối...

FANPAGE