Trồng rau thủy canh hay còn gọi là trồng rau bằng nước là cách trồng rau phổ biến tại các gia đình ở thành phố, không có điều kiện để trồng rau trên đất như thông thường. Với ưu điểm gọn nhẹ, dễ chăm sóc, sạch sẽ và đặc biệt là đảm bảo luôn có nguồn rau sạch để phục vụ cho cả gia đình. Nếu bạn đang băn khoăn không biết cách trồng rau thủy canh tại nhà như thế nào, hãy theo dõi bài viết bên dưới của Webdinhnghia.com Việt Nam nhé!
Tìm hiểu về phương pháp trồng rau thủy canh
Tuy đã khá phổ biến tại các thành phố lớn nhưng vẫn có rất nhiều người chưa biết trồng rau thủy canh là gì? Trồng rau thủy canh là phương pháp trồng rau trong môi trường nước thay vì đất trồng thông thường. Tất cả các chất dinh dưỡng đều được hòa tan trong nước, vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây.
Hiện nay, trên thị trường có 2 mô hình thủy canh phổ biến: thủy canh tĩnh và thủy canh hồi lưu.
-
Thủy canh tĩnh
Thủy canh tĩnh là mô hình trồng thủy canh cố định bằng dung dịch trong các thùng xốp hoặc khây nhựa chuyên dụng. Khắc phục được vấn đề đất trồng hay diện tích nhỏ hẹp. Mô hình trồng thủy canh tĩnh, bởi chúng giúp tiết kiệm chi phí và công sức nhưng vẫn cho năng suất cao và rau vẫn đảm bảo chất lượng. Không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, có thể trồng rau quanh năm và hạn chế được sâu bệnh.
Tuy nhiên, mô hình này lại chứa nhiều dung dịch thủy canh nên khá nặng và cồng kềnh. Dung dịch thủy canh tĩnh nên không có sự trao đổi khí oxy, thường xuất hiện tình trạng thối rễ. Hiện tượng này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến rau, nếu không được xử lý kịp thời rau sẽ bị úng và chết.
Ngoài ra, nếu trồng rau thủy canh ở vị trí ẩm thấp sẽ tạo điều kiện cho sâu và bọ gậy tấn công.
-
Thủy canh hồi lưu
Thủy canh hồi lưu là mô hình trồng rau mà dung dịch thủy canh được bơm tự động để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây một cách tuần hoàn. Khi sử dụng mô hình này, các chất dinh dưỡng sẽ được luân chuyển đến từng cây, tạo điều kiện cho cây phát triển nhanh và khỏe mạnh. Có thể nói, đây là mô hình phổ biến được nhiều người lựa chọn. Có thể trồng theo quy mô gia đình lẫn quy mô công nghiệp.
Do được đầu tư bài bản nên mô hình này có khá nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với trồng rau thủy canh tĩnh. Khi trồng rau trong mô hình này cây sẽ nhanh chóng hấp thu chất dinh dưỡng, vì thế cây nhanh phát triển và từ đó năng suất cao hơn. Hệ thống thủy canh được hoạt động vớ cơ chế tự động nên mô hình này giúp tiết kiệm thời gian và công chăm sóc. Rau luôn hợp vệ sinh, hạn chế tối đa sâu bệnh.
Tuy nhiên, để đầu tư mô hình này đòi hòi chi phí khá cao nên nhiều người còn e dè.
Xem thêm: Tiết lộ 5 cách trồng hành lá đơn giản tại nhà
Chuẩn bị trước khi trồng rau thủy canh
Mô hình trồng rau thủy canh hồi lưu các dụng cụ đã được lắp đặt một cách khoa học, chúng ta chỉ cần trồng theo hướng dẫn là được. Do đó, trong mô hình này chúng tôi xin hướng dẫn cách trồng rau thủy canh trong thùng xốp (thủy canh tĩnh). Phương pháp này khá đơn giản và chúng tôi tin rằng ai cũng có thể thực hiện được.
Đầu tiên, chúng ta cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ sau:
-
Hạt giống
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại rau có thể trồng thủy canh. Cụ thể: rau muống, cải ngọt, cải bó xôi, rau dền, rau đay, xà lách…
Bạn có thể dễ dàng mua chúng tại các cửa hàng kinh doanh hoa kiểng, siêu thị hay các trang thương mại điện tử.
-
Giá thể trồng rau
Giá thể trồng rau thủy canh chủ yếu là xơ dừa, bởi chúng nhẹ, giữ ẩm tốt và không làm bẩn dung dịch thủy canh.
-
Rọ thủy canh
Rọ nhựa để nâng đỡ rau trong suốt quá trình trồng.
-
Dung dịch thủy canh
Các cửa hàng kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật đều có bán dung dịch này, bạn chỉ cần pha theo đúng tỷ lệ ghi trên chai là được.
- Bút thử độ pH và bút đo TDS (đo hàm lượng chất rắn hòa tan trong nước).
Cách trồng rau thủy canh
Để có những thùng rau thủy canh xanh mướt quanh năm phục vụ cho các bữa cơm của gia đình, sau khi chuẩn bị đầy đủ các loại dụng cụ như đã trình bày ở trên chúng ta hãy thực hiện lần lược các bước sau:
-
Bước 1: Đục lỗ trên nắp thùng xốp
Ướm thử rọ nhựa lên nắp thùng, sau đó đục lỗ sao cho kích thước lỗ nhỏ hơn kích thước rọ khoảng 0,5cm là được. Khoảng cách của các rọ từ 2 – 3 cm, tùy vào kích thước của thùng và loại rau mà bạn chuẩn bị trồng.
Ví dụ rọ có đường kính 6cm thì đục lỗ 5,5cm là được.
-
Bước 2: Cho rọ nhựa vào lỗ vừa đục
Lần lượt cho rọ nhựa vào các lỗ vừa đục, sau đó cho giá thể vào rọ sao cho giá thể chiếm 2/3 rọ là được.
-
Bước 3: Pha dung dịch thủy canh
Dung dịch thủy canh là yếu tố quyết định đến năng suất của rau, hiện nay trên thị trường có dung dịch dạng bột và dung dịch dạng nước. Chúng ta chỉ cần pha theo liều lượng của nhà sản xuất là được.
Sau đó đổ dung dịch vào thùng xốp sao cho dung dịch ngập 2/3 giá thể.
-
Bước 4: Ngâm hạt giống
Ngâm hạt giống trong nước ấm theo tỷ lệ 3 sôi 2 lạnh trong vòng 6 giờ, sau đó vớt ra để ráo rồi cho hạt giống vào giữa rọ nhựa.
Sau đó đặt thùng xốp nơi thoáng đãng, có ánh sáng chiếu vào. Nếu không có ánh sáng, hãy lắp đèn led để kích thích cây nảy mầm, thay thế ánh sáng tự nhiên.
Trong quá trình chăm sóc, phải thường xuyên kiểm tra nồng độ pH và chất rắng có trong dung dịch. Cứ 3 ngày phải kiểm tra 1 lần, bổ sung thêm nước để cây phát triển nhanh. Đồng thời, hạn chế để ánh sáng chiếu thẳng vào dung dịch bởi chúng sẽ tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển.
Cách chăm sóc rau thủy canh
-
Dung dịch thủy canh và nước
Nhiều người vẫn nhầm tưởng công đoạn trồng rau là phức tạp nhất nhưng thật sự chăm sóc mới là giai đoạn quan trọng và chiếm nhiều thời gian. Trồng rau bằng phương pháp thủy canh thì chất dinh dưỡng trong nước chiếm đến 50%. Do đó, khi trồng rau thủy canh nên chọn dung dịch chất lượng.
Trong quá trình trồng, nước sẽ bị bay hơi ít nhiều. Do đó chúng ta phải thường xuyên theo dõi lượng nước trong thùng xốp. Bổ sung nước vào mỗi buổi sáng.
-
Tỉa cây
Sau khi rau nhú mầm khoảng 5 ngày chúng ta bắt đầu tiến hành tỉa cây, mục đích của công việc này là loại bỏ những cây xấu, bị sâu bệnh. Đồng thời duy trì mật độ ổn định giúp cây phát triển tốt hơn.
-
Ánh sáng
Bên cạnh đó, ánh sáng khi trồng rau thủy canh cũng vô cùng quan trọng. Nên bố trí thùng xốp trồng rau ở nơi có ánh sáng chiếu sáng thường xuyên, trung bình 6 giờ mỗi ngày. Tuy nhiên, không để rau tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Nhiệt độ từ ánh nắng mặt trời có thể khiến rau cháy lá, nước trồng rau sẽ trở nên nóng hơn và khiến rau bị héo.
-
Phòng ngừa sâu bệnh
Sâu bệnh trong giai đoạn này cũng cần phải được lưu ý. Tuy không tiếp xúc với đất nhưng rau thủy canh vẫn có thể có khả năng bị sâu bệnh. Để phòng tránh, hãy đặt các miếng dán côn trùng hoặc đèn hút côn trùng, nếu có thể hãy phũ lên trên một lớp màn che để bảo vệ rau. Do dinh dưỡng được rau lấy từ nước nên trong quá trình trồng tuyệt đối không sử dụng phân hay thuốc bảo vệ thực vật.
Sau khi cây đã phát triển tới kích thước mong muốn, chúng ta đã có thể thu hoạch. Cách thu hoạch tương đối đơn giản, có thể dùng kéo cắt hoặc nhổ cả rọ để hạn chế tình trạng thối rễ, gây ảnh hưởng đến các rọ còn lại.
Với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ, hy vọng các bạn đã biết cách trồng rau thủy canh đơn giản tại nhà. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì về cây cối, hãy truy cập website của chúng tôi để có thể tìm ra câu trả lời chính xác nhé!