Chính trị là gì? Quan điểm về chính trị qua từng thời kỳ

- , - 272, -

Chính trị có lẽ là thuật ngữ được tranh cãi rất nhiều hiện nay. Ở mỗi thời kỳ khác nhau chính trị là được định nghĩa bằng những quan điểm khác nhau, giữa các nhà triết học khác nhau cũng có những tư tưởng không giống nhau. Vậy chính trị là gì? Quan điểm chính trị phát triển qua từng thời kỳ như thế nào? Hôm nay Webdinhnghia.com Việt Nam sẽ chia sẻ kiến thức bổ ích này tới bạn nhé!!!

Chính trị là gì?

Chính trị là hoạt động trong lĩnh vực quan hệ giữa các giai cấp, cũng như dân tộc và các quốc gia với vấn đề về giành, giữ gìn, tổ chức và sử dụng quyền lực nhà nước. Chính trị còn là sự tham gia của nhân dân vào công việc của nhà nước và xã hội, bao gồm các hoạt động chính trị thực tiễn của giai cấp, các đảng phái chính trị,…nhằm tìm kiếm những khả năng thực hiện đường lối và những mục tiêu đã đề ra thỏa mãn lợi ích.

Chính trị là gì?
Chính trị là gì?

Sự xuất hiện của chính trị đã ảnh hưởng rất lớn tới quá trình tồn tại và phát triển của cộng đồng, của quốc gia và toàn nhân loại. Khi nghiên cứu về chính trị đã có rất nhiều những quan điểm được đưa ra, những học thuyết khác nhau của các học giả bàn về các khía cạnh xung quanh vấn đề chính trị. Tuy nhiên hiện nay, chính trị đã được ra đời với tư cách là một khoa học nghiên cứu, như một chỉnh thể, có đối tượng, phương pháp, khái niệm, phạm trù…giống như bất kỳ một môn khoa học nghiên cứu nào khác.

Quan điểm chính trị qua từng thời kỳ

Chúng ta sẽ chỉ đi nghiên cứu quan điểm chính trị theo chủ nghĩa Mác Lênin và quan điểm chính trị hiện nay xem có gì khác nhau nhé!

Quan điểm của chủ nghĩa mác-lênin

Các nhà triết học của chủ nghĩa Mác Lênin đã đưa ra những nhìn nhận vô cùng đúng đắn về chính trị:

  • Chính trị là lợi ích, là quan hệ lợi ích, là sự đấu tranh giai cấp trước hết vì lợi ích giai cấp.
  • Căn bản nhất của chính trị đó là việc tổ chức quyền lực nhà nước, là sự tham gia vào công việc nhà nước, định hướng cho nhà nước, xác định hình thức, nội dung cũng như nhiệm vụ của nhà nước.
  • Chính trị là những biểu hiện tập trung của kinh tế, nhưng không thể chiếm vị trí hàng đầu so với kinh tế.
  • Nghiên cứu về chính trị là nghiên cứu đến lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm và liên quan tới vận mệnh hàng triệu người. Việc giải quyết những vấn đề chính trị vừa được coi là khoa học, vừa được coi là nghệ thuật.

Quan điểm chính trị hiện nay

chính trị là gì
Quan điểm chính trị qua từng thời kỳ

Trên thế giới đã hình thành bốn cách hiểu khác nhau về chính trị đó là: nghệ thuật của phép cai trị, những công việc của chung, Sự thỏa hiệp và đồng thuận, quyền lực và cách phân phối tài nguyên hay lợi ích.

Chính trị theo nghĩa rộng hơn đó là hoạt động của con người nhằm làm ra, giữ gìn và điều chỉnh những luật lệ chung. Luật lệ này có tác động trực tiếp lên cuộc sống của họ-những người góp phần làm ra nó, giữ gìn và điều chỉnh nó. Trong bất kỳ xã hội nào thì những luật lệ chung là vô cùng cần thiết, để các hoạt động trong xã hội được nhịp nhàng, tránh tình trạng vô tình hay cố ý xâm phạm đến các vấn đề nhạy cảm.

Nguồn gốc và bản chất của chính trị

Nguồn gốc chính trị

Chính trị ra đời gắn liền với sự xuất hiện của giai cấp và nhà nước. Sự xuất hiện của chính trị liên quan chặt chẽ đến vấn đề tư hữu tư liệu sản xuất, tư hữu của cải dư thừa trong xã hội-có liên quan đến các hoạt động kinh tế. Bởi vậy, để bảo vệ cho sự tư hữu về tư liệu sản xuất, những tầng lớp trên cùng của xã hội đã tổ chức ra nhà nước nhằm mục đích cưỡng chế các giai cấp khác. Điều này có thể khẳng định rằng, chính trị xuất phát từ kinh tế.

chính trị là gì
Nguồn gốc và bản chất của chính trị

Ở một góc nhìn khác, chính trị được coi là kiến trúc thượng tầng, bao gồm hệ tư tưởng chính trị, nhà nước, cách làm phải khi xã hội phân chia thành các giai cấp dựa trên cơ sở hạ tầng kinh tế. Như vậy có thể nói, cơ sở hạ tầng là yếu tố quyết định đến sự hình thành quan điểm và thiết chế chính trị.

Bản chất giai cấp của chính trị

Chính trị bao giờ cũng là sự bộc lộ mối quan hệ giữa các giai cấp. Trong đó xác định được đâu là giai cấp thống trị, tầng lớp bị thống trị, tầng lớp thực hiện nhiệm vụ chính trị.

Bản chất chính trị thể hiện được sự tổ chức thành Đảng phái, thành nhà nước để thống trị các giai cấp khác.

Bản chất chính trị có liên quan đến quyền lực chính trị. Quyền lực chính trị thực chất là bạo lực có tổ chức của giai cấp này trấn áp giai cấp khác.

Văn hóa tư tưởng chính trị thể hiện ở chế độ văn hóa chính trị, bao gồm hệ tư tưởng, nền tảng pháp lý, giá trị và chuẩn mực được áp dụng cho toàn xã hội.

Hi vọng bài viết này đã đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích về chính trị và các quan điểm chính trị qua từng thời kỳ. Hãy like và share bài viết nếu bạn thấy hay nhé!!!

Xem thêm: Internship là gì? Kỹ năng giúp sinh viên có được kết quả cao trong kỳ internship


Nguồn web: dmlrbmV3cy5jb20=

CATEGORIES

TOP LÀ GÌ

TOP Tìm Hiểu

TOP Định Nghĩa

Chính trị là gì? Quan điểm về chính trị qua từng thời kỳ

5/5
Chính trị có lẽ là thuật ngữ được tranh cãi rất nhiều hiện nay. Ở mỗi thời kỳ khác nhau chính trị là được định nghĩa bằng những quan điểm...

FANPAGE