Cholesterol là gì? Phân loại cholesterol trong máu

- , - 267, -

Sự dư thừa cholesterol là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm cho cơ thể, nhất là các bệnh liên quan đến tim mạch. Vậy cholesterol là gì? Chỉ số cholesterol bao nhiêu là nằm trong phạm vi an toàn? Hôm nay Webdinhnghia.com Việt Nam sẽ chia sẻ kiến thức bổ ích này tới bạn nhé!!!

Cholesterol là gì?

Cholesterol là một chất béo steroid, mềm, có màu vàng nhạt, xuất hiện ở màng tế bào của tất cả các mô trong cơ thể. Cholesterol được vận chuyển trong huyết tương của mọi động vật. Cholesterol được sản xuất trong cơ thể, gan sẽ đảm nhận chức năng sản sinh 1,5 đến 2g mỗi ngày, chiếm tỉ lệ 75%. Tuy nhiên, thành phần này có thể tích tụ và gia tăng thông qua việc ăn uống các chất mỡ động vật, thức ăn có nguồn gốc như thịt, sữa, lòng đỏ trứng, phù tạng động vật.

Cholesterol là gì?
Cholesterol là gì?

Cholesterol đóng vai trò trung tâm trong nhiều quá trình sinh hóa quan trọng. Đây là yếu tố không thể thiếu trong quá trình hoạt động của tế bào thần kinh, cũng như trong việc sản xuất một số loại hóc môn giúp cơ thể hoạt động bình thường và khỏe mạnh. Bên cạnh đó, cholesterol là tiền chất chính để tổng hợp vitamin d, các loại hormone steroid, hormone sinh dục. Theo một số nghiên cứu gần đây cho thấy, cholesterol có vai trò quan trọng đối với các synapses ở não cũng như hệ miễn dịch, bao gồm cả vai trò chống ung thư.

Phân loại cholesterol trong máu

Ldl cholesterol

LDL cholesterol đóng vai trò vận chuyển hầu hết cholesterol trong cơ thể. Việc hàm lượng cholesterol này tăng quá nhiều trong máu, là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng lắng đọng mỡ ở thành mạch máu, đặc biệt ở những cơ quan như tim phổi. Bên cạnh đó, LDL còn có khả năng gây xơ vữa động mạch. Tình trạng này gây nguy hiểm cho cơ thể rất lớn, làm hẹp hoặc tắc mạch máu, vỡ mạch máu đột ngột, biến chứng nhồi máu cơ tim hay tai biến mạch máu não. bởi vậy mà LDL cholesterol được xếp vào dạng cholesterol xấu.

Hàm lượng ldl cholesterol tăng là do các yếu tố bên ngoài về chế độ ăn uống, các thói quen có hại như hút thuốc, bệnh nhân cao huyết áp, tiểu đường…

HDL cholesterol

cholesterol là gì
Phân loại cholesterol trong máu

HDL cholesterol chỉ chiếm khoảng 25 đến 30% hàm lượng cholesterol trong máu. Loại cholesterol này đóng vai trò vận chuyển cholesterol từ máu đi về gan, đưa cholesterol ra khỏi các mảng xơ vữa động mạch. Từ đó làm rõ rệt các biến chứng về tim mạch nguy hiểm, do đó, hdl-cholesterol còn được gọi là cholesterol tốt. Hàm lượng hdl cholesterol có thể gia tăng trong trường hợp tích cực cải thiện những thói quen tốt cho cơ thể như tập thể dục thường xuyên, không hút thuốc lá, chế độ ăn uống khoa học…

Lp(a) cholesterol

Lp(a) cholesterol là một biến thể của ldl cholesterol. Việc gia tăng loại cholesterol này trong máu có thể dẫn đến nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa động mạch, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cơ thể.

Chỉ số cholesterol như thế nào là an toàn?

Nồng độ cholesterol trong máu gia tăng hầu như không có những triệu chứng rõ rệt, tình trạng này sẽ được phát hiện thông qua xét nghiệm lipid máu trong cơ thể một cách định kỳ. Theo nghiên cứu của các chuyên gia y tế, nồng độ cholesterol trong máu được đánh giá như sau:

Cholesterol toàn phần

  • <200 mg/dl: nồng độ lý tưởng và nguy cơ bệnh động mạch vành thấp
  • 200-239 mg/dl: mức ranh giới cần chú ý
  • 240mg/dl: tăng hàm lượng cholesterol trong máu, có nguy cơ cao mắc bệnh động mạch vành gấp 2 lần so với bình thường.

Hdl cholesterol

  • <40mg/dl: Nguy cơ chính gây nên các bệnh lý về tim mạch
  • >60mg/dl: Tín hiệu tốt cho cơ thể, tăng cường bảo vệ cơ thể trước các nguy cơ về tim mạch

Ldl cholesterol

  • <100mg/dl: Rất tốt
  • 100-129 mg/dl: Được
  • 130-159mg/dl: Tăng giới hạn
  • 160-189 mg/dl: Nguy cơ tăng cao, có thể dẫn đến các bệnh lý tim mạch nguy hiểm
  • >189mg/dl: Nguy cơ rất cao, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nhồi máu cơ tim bất thường.

Thông qua việc xét nghiệm các thành phần lipid trong máu, bạn có thể biết được hàm lượng cholesterol hiện tại là bao nhiêu. Đây là một việc làm rất quan trọng giúp bạn có thể điều chỉnh về khẩu phần ăn cũng như chế độ sinh hoạt sao cho khoa học và hợp lý nhất.

Cách kiểm soát tốt cholesterol trong máu

Sử dụng các loại thực phẩm tốt cho tim mạch thay vì ăn uống  các loại thực phẩm có khả năng gia tăng cholesterol. Những loại thực phẩm này có tính chất giảm chất béo bão hòa, có nhiều cho các sản phẩm như bơ, kem, dầu thực vật… Bổ sung axit béo omega3, có nhiều trong cá hồi, cá thu, cá trích hoặc quả óc chó. Bữa ăn phải đảm bảo có nhiều chất xơ, sẽ giúp giảm sự hấp thụ của cholesterol vào máu.

cholesterol là gì
Cách kiểm soát tốt cholesterol trong máu

Tập thể dục đều đặn mỗi ngày để có thể cải thiện cholesterol. Các chuyên gia khuyến cáo bạn nên dành ra 30 phút mỗi ngày để tập thể dục hoặc các hoạt động aerobic để giảm hàm lượng ldl cholesterol trong cơ thể. Bạn có thể luyện tập các bài tập như:

  • Đi bộ nhanh hàng ngày trong giờ nghỉ
  • Đi xe đạp đi làm
  • Chơi môn thể thao yêu thích

Và đặc biệt không sử dụng thuốc lá cùng các chất kích thích khác, nếu bạn muốn giảm nồng độ cholesterol trong máu. Hy vọng bài viết này đã đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích về cholesterol. Hãy like và share bài viết này nếu bạn thấy hay nhé!!!

Xem thêm: Triglyceride là gì? Chỉ số triglyceride cao có nguy hiểm hay không?


Nguồn web: dmlrbmV3cy5jb20=

CATEGORIES

TOP LÀ GÌ

TOP Tìm Hiểu

TOP Định Nghĩa

Cholesterol là gì? Phân loại cholesterol trong máu

5/5
Sự dư thừa cholesterol là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm cho cơ thể, nhất là các bệnh liên quan đến tim mạch. Vậy...

FANPAGE