COO làm một chức danh trong các công ty và doanh nghiệp. Nếu như bạn đã biết CEO là giám đốc điều hành, thì COO lúc này có nghĩa là gì? Giữa COO và CEO, ai có chức danh quan trọng hơn? Hãy cùng với Webdinhnghia.com Việt Nam tìm hiểu về phân cấp chức danh trong các doanh nghiệp nhé!!!
COO là gì?
COO là viết tắt của cụm từ tiếng Anh chief operating office, với ý nghĩa là giám đốc điều hành. Một COO sẽ đảm nhận nhiệm vụ điều hành hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp. COO thường làm việc với các cán bộ cao cấp khác của doanh nghiệp như CFO(giám đốc tài chính), CTO(giám đốc công nghệ).
Đây là một cánh tay đắc lực trong việc giám sát và điều hành hoạt động công ty. Tuy nhiên chức danh này ít khi xuất hiện, và tùy từng tổ chức có quy định bổ nhiệm hay không. Thông thường thì chỉ những công ty có quy mô lớn mới cần đến sự trợ giúp của COO. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì không cần đến sự xuất hiện của chức danh này. Do đó, ở các công ty Việt Nam hầu như rất ít khi xuất hiện một giám đốc điều hành COO, bởi loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam chủ yếu là vừa và nhỏ.
Tầm quan trọng của giám đốc điều hành COO
COO ở mỗi công ty khác nhau hay mỗi ngành nghề khác nhau đều có những vai trò riêng. Chính vì sự đa dạng này mà việc liệt kê các nhiệm vụ cũng như vai trò của COO thực sự rất phức tạp. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quan thì COO đóng vai trò sau:
- Thực hiện giám sát các hoạt động hàng ngày của công ty và làm báo cáo để cung cấp thông tin cho CEO về các sự kiện quan trọng.
- Nghiên cứu chiến lược và các chính sách hoạt động mới cho doanh nghiệp. Trên cơ sở phù hợp với quy mô, tính chất, mục tiêu của ngành nghề mà doanh nghiệp đang theo đuổi.
- Là người trực tiếp thực hiện và phân công phân nhiệm cho những người liên quan các chiến lược do CEO đề xuất.
- Là một kênh quan trọng trong việc thúc đẩy sự liên kết giữa các nhân viên, sự liên kết của các nhân viên với mục tiêu công ty và thực hiện giám sát nguồn nhân lực chặt chẽ.
- Trong nhiều công ty, COO có thể đảm nhiệm chức năng sản xuất, nghiên cứu và phát triển thị trường, đưa ra những chiến lược tiếp thị tối ưu.
CEO và COO đều có tên gọi chung là giám đốc điều hành, tuy nhiên CEO lại là viết tắt của cụm từ chief executive officer. Trong các công ty có quy mô lớn, CEO đóng vai trò quan trọng nhất trong công ty. Đây là người có nhiệm vụ điều hành cũng như ra tất cả các quyết định liên quan đến hoạt động của công ty. Việc công ty có thành công hay không, đều phụ thuộc rất lớn vào sự điều hành của một CEO tài giỏi.
Theo chức năng cũng như vai trò trong công ty, hẳn có thể thấy, CEO vai trò trò lớn hơn cả COO. Lúc này, COO được coi là cánh tay đắc lực, phụ giúp công việc hiệu quả cho CEO. Có thể hiểu một cách đơn giản, nếu CEO đóng vai trò chủ tịch, thì COO sẽ đảm nhận vai trò của phó chủ tịch.
Một số chức danh quan trọng khác trong công ty
- CFO: chief financial officer, giám đốc tài chính
- CPO: chief production officer, giám đốc sản xuất
- CCO: chief customer officer, giám đốc Kinh doanh
- CHRO: chief human resources officer, giám đốc nhân sự
- CMO: chief marketing officer, giám đốc marketing
Làm thế nào để trở thành giám đốc điều hành COO?
Để xem xét lên vị trí giám đốc điều hành COO, bạn cần phải có sự kết hợp hoàn hảo giữa kiến thức và kinh nghiệm nhuần nhuyễn. Kiến thức tối thiểu trong chức danh này đó là bằng cử nhân kinh doanh học môn học liên quan nào, tốt nhất là nên có bằng MBA.
Một COO được coi là có kinh nghiệm khi họ đã hoạt động trong lĩnh vực này thường xuyên trong khoảng ít nhất 15 năm. Ngoài ra, bạn phải có khả năng vượt trội về việc sáng tạo hay tiếp cận các ý tưởng mới thực sự tốt. Bên cạnh đó, kỹ năng lãnh đạo, tổ chức và sắp xếp công việc cũng như khai thác hiệu quả sự sáng tạo của nhân viên là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn có thể tìm đến vị trí giám đốc điều hành COO nhanh hơn trong tương lai.
Mức lương dành cho chức danh này hoàn toàn không khiến bạn phải thất vọng. Tuy nhiên, mức lương cao kèm theo đó là trách nhiệm cũng như khả năng điều phối hoàn thành công việc thực sự nổi trội. Điều này đòi hỏi ở kiến thức cũng như kinh nghiệm làm việc của bạn rất lớn.
Hi vọng bài viết này đã đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích về COO cùng những chức danh khác trong doanh nghiệp. Hãy like và share bài viết này nếu bạn thấy hay nhé!!!
Xem thêm: ROI là gì? Ý nghĩa của chỉ số ROI