Critical thinking là gì? 6 cấp độ của critical thinking

- , - 247, -

Critical thinking là một phương pháp tư duy hoàn toàn mới đã được áp dụng rất nhiều trong giáo dục với mong muốn đem đến cho học sinh khả năng tư duy và lập luận chính xác vấn đề, có tính logic cao. Vậy critical thinking là gì? Hôm nay Webdinhnghia.com Việt Nam sẽ chia sẻ kiến thức bổ ích này tới bạn nhé!!!

Critical thinking là gì?

Critical thinking còn được gọi là tư duy phản biện. Đây là quá trình phân tích, đánh giá, chất vấn các giả định hoặc giả thiết, từ đó bạn có thể hình thành cách suy nghĩ và đưa ra quan điểm khi đứng trước một vấn đề nào đó. Critical thinking bao gồm phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo cách nhìn khác cho vấn đề đặt ra, nhằm mục đích khẳng định tính chính xác của vấn đề.

Critical thinking là gì?
Critical thinking là gì?

Những lập luận trong critical thinking phải phản biện rõ ràng, có tính logic và đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉ và sự công tâm. Theo nghiên cứu gần đây cho thấy, những người làm giáo dục đã hoàn toàn tin tưởng rằng, trường học nên tập trung hơn vào việc dạy học sinh cách critical thinking thay vì sự tiếp nhận thông tin và duy trì thông tin một thụ động, nhàm chán. Trang bị kỹ năng tư duy phản biện sẽ giúp giới trẻ trở nên năng động hơn, làm việc có hiệu quả hơn, kết quả có sự chính xác cao.

6 cấp độ tư duy phản biện critical thinking

Trình bày nội dung

Đây là vấn đề mà nhiều cơ quan tổ chức cũng như trường học gặp phải. Trình bày nội dung và lý do khiến cho tất cả các cuộc họp mất nhiều thời gian, nhưng lại không giải quyết được nhiều vấn đề. Trình bày và diễn đạt thông tin không rõ ràng của người nói có thể khiến người nghe khó hiểu và tốn nhiều thời gian để giải thích, phản biện.

Cấu trúc nói

Critical thinking giúp người nói có thể diễn đạt theo cấu trúc nhất định để người nghe nắm được vấn đề nhanh nhất và tránh mất thời gian để giải thích thêm.

Tranh luận cơ bản

critical thinking là gì1
6 cấp độ tư duy phản biện critical thinking

Phần tranh luận xuất hiện rất nhiều ở những buổi thuyết trình, hùng biện về một vấn đề nào đó. Việc tranh luận có thể đến thứ hai hoặc nhiều phía, nhằm mục đích phản bác ý kiến ban đầu của người trình bày. Critical thinking sẽ khuyến khích bạn đưa ra những lập luận và bằng chứng thuyết phục để bảo vệ quan điểm của mình hoặc tiếp thu ý kiến của người đối diện.

Tranh luận hiệu quả

Để cuộc tranh luận diễn ra hiệu quả, có tính xây dựng, tránh trở thành nguyên nhân dẫn đến các cuộc ẩu đả, cãi vã thì bạn phải có khả năng nhận định được các giả thiết ngầm được đặt ra đằng sau những ý kiến phản bác, tư duy logic, nhất quán.

Thực hành thường xuyên

Luyện tập kỹ năng tư duy phản biện critical thinking sẽ giúp bạn có tư duy logic nhất định,có khả năng đánh giá về một vấn đề hay lĩnh vực nào đó. Bạn có thể luyện tập trong lớp học hoặc trong công việc để nâng cao khả năng critical thinking của mình.

Critical thinking hiệu quả

Khi đáp ứng đủ những cấp độ trên, đến giai đoạn này trình độ của bạn đã có sự tiến bộ vượt bậc. Bạn đã có đầy đủ các tố chất về công bằng, cần đảm, chính trực, khiêm tốn, cảm thông và sự bền bỉ.

Phương thức hỗ trợ critical thinking hiệu quả

Sơ đồ hoá ý kiến

Sơ đồ tư duy là một trong những công cụ hữu hiệu trong việc tổ chức và đánh giá thông tin. Kỹ năng này giúp bạn định vị luận điểm và luận cứ một cách rõ ràng. Khi thu nhận thông tin, hãy cố gắng tìm hiểu những nội dung thông tin đó về ai, về điều gì, có liên quan đến lĩnh vực gì, vấn đề nào. Dựa vào những kiến thức cơ sở khoa học, logic để đưa ra những mối tương quan và sự kết luận.

Tránh thiên vị

critical thinking là gì3
Phương thức hỗ trợ critical thinking hiệu quả

Đừng bao giờ đưa ra ngay một kết luận trong khi chưa hiểu và xem xét chúng một cách kỹ lưỡng, bởi những kết luận này hoàn toàn mang định hướng cảm tính thay vì định hướng phán xét. Bạn nên nhận thức rõ ràng rằng, ai cũng có khả năng mắc phải sai lầm. Hãy học cách lắng nghe người khác trước khi đưa ra quan điểm của mình. Ngoài ra, bạn nên sử dụng những câu hỏi có thể giúp bạn gia tăng thời gian trao đổi thông tin và lượng thông tin.

Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng, critical thinking không chắc đã dẫn đến một kết luận chính xác vì không ai có thể có toàn bộ thông tin chính xác. Thêm nữa đó là thành kiến có thể ngăn chặn sự thành công của việc tập trung, phân tích, đánh giá và truyền đạt thông tin. Critical thinking có thể được phân biệt nhưng không thể tách rời khỏi cảm quan để đưa ra những kết luận đơn giản và ngắn gọn.

Critical thinking là một phương pháp tư duy tích cực, cần phải được áp dụng trong giáo dục hiện nay. Hi vọng bài viết này đã đem đến cho bạn nhiều kiến thức bổ ích về critical thinking. Hãy like và share bài viết này nếu bạn thấy hay nhé!!!

Xem thêm: Asiad là gì? Một số môn thi đấu đặc trưng của Asiad


Nguồn web: dmlrbmV3cy5jb20=

CATEGORIES

TOP LÀ GÌ

TOP Tìm Hiểu

TOP Định Nghĩa

Critical thinking là gì? 6 cấp độ của critical thinking

5/5
Critical thinking là một phương pháp tư duy hoàn toàn mới đã được áp dụng rất nhiều trong giáo dục với mong muốn đem đến cho học sinh khả năng...

FANPAGE