Đạo đức là gì? Các bộ phận cấu thành nên đạo đức

- , - 273, -

Với sự phát triển kinh tế, xã hội mạnh mẽ như hiện nay, con người dần chạy đua theo nền kinh tế thị trường, các giá trị cốt lõi dường như bị xem nhẹ và không  mấy chú trọng. Lúc này người ta lại đề cao hơn thành phần quan trọng mang tính nền tảng của xã hội, đó chính là đạo đức. Vậy đạo đức là gì? Hôm nay Webdinhnghia.com Việt Nam sẽ chia sẻ kiến thức bổ ích này tới bạn nhé!!!

Đạo đức là gì?

Có rất nhiều những quan điểm khác nhau khi tiếp cận khái niệm đạo đức. Theo mình nghĩ, đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội, con người có thể nhờ vào đó mà tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng và xã hội. Một người có đạo đức là một người có sự rèn luyện và thực hành các lời răn dạy về đạo đức, có lối sống chuẩn mực và có nét đẹp trong đời sống và tâm hồn. Đạo đức có những biểu hiện như sau:

Đạo đức là gì?
Đạo đức là gì?
  • Theo phạm vi hẹp: đạo đức được thể hiện trong phong cách sống của mỗi người, rèn luyện ý chí theo các bậc tiền nhân, có quy tắc ứng xử, tư duy tốt đẹp.
  • Theo phạm vi cộng đồng: đạo đức thể hiện qua những quy tắc ứng xử dựa trên những đạo lý xưa nay và phong tục của địa phương, cộng đồng. Có thể nói, đạo đức chính là một nét đẹp trong truyền thống văn hóa.
  • Theo phạm vi xã hội: khi xã hội bị hỗn loạn và thiếu chuẩn mực, đạo đức sẽ là yếu tố đầu tiên được nhắc đến. Lúc này sẽ xuất hiện những chuẩn mực cơ bản nhất để tạo dựng nền tảng đạo đức mới cho xã hội.

Các giá trị đạo đức ở Việt Nam là sự kết hợp giữa truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc với xu hướng tiến bộ của thời đại. Đạo đức không ở đâu xa, đó chính là tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động, là lòng yêu quê hương đất nước, là cách sống và làm việc theo pháp luật, lối sống văn minh lành mạnh… Sự phát triển của nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế đã khiến cho các quy tắc và chuẩn mực đạo đức dần bị biến đổi và mai một. Những giá trị đạo đức cũ bị mất đi và thay thế bằng giá trị đạo đức mới. Do đó, mỗi bản thân chúng ta cần phải biết nhận thức đúng đắn về giá trị đạo đức để có lối hành xử phù hợp.

Các bộ phận của đạo đức

Đạo đức bao gồm ba bộ phận đó là: ý thức đạo đức, hành vi đạo đức và quan hệ đạo đức. Chúng ta cùng đi tìm hiểu lần lượt những bộ phận này nhé!

Ý thức đạo đức

đạo đức là gì1
Các bộ phận của đạo đức

Ý thức đạo đức được hiểu là hệ thống những nguyên tắc, chuẩn mực về hành vi phù hợp với những quan hệ đạo đức đã và đang tồn tại, bao gồm những cảm xúc tình cảm đạo đức của con người. Hiểu một cách đơn giản hơn, ý thức đạo đức biểu hiện thái độ nhận thức của con người trước hành vi trong mối liên hệ với hệ thống chuẩn mực hành vi cùng những quy tắc đạo đức và xã hội đặt ra. Ý thức đạo đức sẽ giúp con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình một cách đúng đắn.

Hành vi đạo đức

đạo đức là gì
Các bộ phận của đạo đức

Hành vi đạo đức là hành động tự giác được thúc đẩy trước một sự việc có ý nghĩa về mặt đạo đức. Hành vi đạo đức bao gồm những cử chỉ, việc làm của con người trong các mối quan hệ xã hội, có liên hệ mật thiết với ý thức đạo đức, chuẩn mực đạo đức và các giá trị đạo đức. Để xem xét một hành vi là có đạo đức hay không có đạo đức thì cần phải căn cứ vào kết quả của hành vi và động cơ thực hiện hành vi. Hành vi có đạo đức phải vì lợi ích của cộng đồng và xã hội.

Quan hệ đạo đức

Quan hệ đạo đức là hệ thống các quan hệ xã hội giữa người với người, giữa con người và xã hội trên khía cạnh đạo đức. Quan hệ đạo đức mang tính tự giác và tự nguyện, thể hiện ở sự nhận thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người trong các tình huống cụ thể. Bên cạnh đó, quan hệ đạo đức còn thể hiện nhu cầu, ham muốn của bản thân trong việc muốn giúp đỡ, quan tâm và tương trợ người khác khi gặp khó khăn.

Đạo đức luôn là vấn đề được nhắc đến và trở thành mối quan tâm hàng đầu hiện nay. Khi mà xã hội dần chạy đua theo lợi ích, đạo đức đã và đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Do vậy, mỗi người chúng ta cần phải có ý thức hơn trong việc giữ gìn đạo đức và xây dựng hệ thống chuẩn mực đạo đức trong xã hội. Hi vọng bài viết này đã đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích. Hãy like và share bài viết này nếu bạn thấy hay nhé!!!

Xem thêm: Tín chỉ là gì? Bản chất của hình thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ


Nguồn web: dmlrbmV3cy5jb20=

CATEGORIES

TOP LÀ GÌ

TOP Tìm Hiểu

TOP Định Nghĩa

Đạo đức là gì? Các bộ phận cấu thành nên đạo đức

5/5
Với sự phát triển kinh tế, xã hội mạnh mẽ như hiện nay, con người dần chạy đua theo nền kinh tế thị trường, các giá trị cốt lõi dường...

FANPAGE