Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa và cách điều trị hiệu quả

- , - 395, -

Viêm da cơ địa là một căn bệnh phổ biến, khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu và quấy khóc. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều chị em không biết được viêm da cơ địa là gì và cách điều trị ra sao. Để tìm hiểu sâu hơn về bệnh lý này, mời cả nhà cùng tham khảo bài viết bên dưới của Webdinhnghia.com Việt Nam nhé!

Viêm da cơ địa là một căn bệnh phổ biến, khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu và quấy khóc
Viêm da cơ địa là một căn bệnh phổ biến, khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu và quấy khóc

Viêm da cơ địa là gì?

Viêm da cơ địa hay còn gọi là chàm sữa là tình trạng viêm nhiễm trên da trẻ. Lúc này, hệ miễn dịch của trẻ còn chưa hoàn thiện, đồng thời da trẻ rất mỏng manh nên thường rất dẽ bị vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Sau đây là những biểu hiện thường gặp của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ qua từng độ tuổi. Nào, cùng tham khảo nhé!

  • Trẻ mới sinh

Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa, da trẻ sẽ khô nhám, sần sùi. Những chỗ da như khủy tay, mắt cá chân, đầu gối… thường nhám và sần sùi hơn bình thường.

Da trẻ khô nhám, sần sùi. Những chỗ da như khủy tay, mắt cá chân, đầu gối… thường nhám và sần sùi hơn bình thường
Da trẻ khô nhám, sần sùi. Những chỗ da như khủy tay, mắt cá chân, đầu gối… thường nhám và sần sùi hơn bình thường
  • Trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi

Lúc này, hai bên má trẻ thường xuất hiện những mảng đỏ phồng, rộp da. Kèm theo dấu hiệu ngứa ngáy, sau vài ngày sẽ khô nhưng nếu bị trầy xước sẽ rỉ dịch.

  • Trẻ 6 tháng đến 1 tuổi

Các triệu chứng trên sẽ giảm dần theo thời gian vì lúc này hệ miễn dịch của trẻ đã dần hoàn thiện.

  • Trẻ 1 – 2 tuổi

Lúc này, những biểu hiện của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sẽ ít hơn, thỉnh thoảng mới tái phát và hoàn toàn biến mất sau 3 tuổi.

Xem thêm: Nguyên nhân khiến cho bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt và cách xử lý

Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm da cơ địa

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị viêm da cơ địa, tuy nhiên theo các chuyên gia thì viêm da cơ địa ở trẻ xuất phát từ hai nguyên nhân sau:

  • Di truyền

Yếu tố di truyền đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu ông bà hay bố mẹ của bé đã từng mắc bệnh viêm da cơ địa thì khả năng trẻ mắc bệnh cũng rất cao.

  • Dị ứng hóa chất

Những hóa chất trong sinh hoạt như chất giặt tẩy, sữa tắm hay dầu gội của bé chứa nhiều hóa chất, khi tiếp xúc trực tiếp với da cũng sẽ khiến trẻ mắc bệnh viêm da cơ địa.

  • Ô nhiễm môi trường

Khói bụi hay nước bẩn đều có thể tác động xấu đến da bé, nếu thường xuyên tiếp xúc với những tác nhân này thì khả năng bé bị viêm da là rất cao.

  • Các nguyên nhân khác

Sức đề kháng kém, cơ địa da nhạy cảm, mặc quần áo chật, thô cứng… đều có thể dẫn đến viêm da cơ địa ở bé.

Điều trị viêm da cơ địa ở trẻ

Bên cạnh đó, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ gây bội nhiễm và nhiễm trùng máu
Bên cạnh đó, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ gây bội nhiễm và nhiễm trùng máu

Tuy không phải là căn bệnh nghiêm trọng nhưng chúng khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu. Bên cạnh đó, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ gây bội nhiễm và nhiễm trùng máu.

Trong dân gian vẫn tin tưởng áp dụng bài thuốc trị viêm da cơ địa từ lá trầu không. Trong đông y, lá trầu không được xem là dược liệu quý trong việc diệt trùng, sát khuẩn và tiêu viêm. Những thành phần trong loại lá này thường có công dụng ức chế vi khuẩn, kháng nấm và ký sinh.

Do có nguồn gốc từ thiên nhiên nên có rất nhiều mẹ bỉm áp dụng trong việc chữa viêm da cơ địa. Cách thực hiện cùng vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị 2 – 3 lá trầu không, mang rửa sạch. Sau đó mang đi ngâm nước muối pha loãng, sau 15 phút rồi lấy ra rửa sạch với nước. Sau đó mang lá trầu không đi giã nhuyễn, lọc lấy phần nước rồi thấm bông thoa đều lên vùng da bị viêm. Để yên khoảng 15 phút rồi rửa lại với nước sạch.

Nếu bé cưng nhà bạn không may rơi vào tình trạng này, bạn hãy tìm cách giữ ẩm cho da bé. Cha mẹ nên chọn những sản phẩm dưỡng da có nguồn gốc từ thiên nhiên. Để đảm bảo không gây kích ứng hay mẫn cảm với da trẻ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên giữ quần áo luôn sạch sẽ, chọn những loại quần áo từ vải mềm để tránh cọ xát khiến da trẻ trầy xước và chảy dịch.

Đồng thời, cho trẻ ăn nhiều rau xanh và những thực phẩm chứa nhiều vitamin để tăng cường miễn dịch, hỗ trợ quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Nếu bé chưa quen với việc ăn rau bạn có thể thay thế bằng các món nước ép hoặc sinh tố.

Tuyệt đối không nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm dễ dị ứng như hải sản hay đồ cay nóng.

Viêm da cơ địa tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng chúng khá phức tạp và tái đi tái lại nhiều lần. Do đó, các bậc phụ huynh nên hết sức lưu ý, nếu tình trạng này kéo dài hãy đưa trẻ đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách.

Hy vọng với những thông tin trên đây các bạn đã biết viêm da cơ địa là gì và phải điều trị như thế nào. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về sức khỏe mẹ và bé hãy truy cập website của chúng tôi để tìm ra câu trả lời chính xác nhé!

Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị khô môi – Nguyên nhân và cách điều trị


Nguồn web: dmlrbmV3cy5jb20=

CATEGORIES

TOP LÀ GÌ

TOP Tìm Hiểu

TOP Định Nghĩa

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa và cách điều trị hiệu quả

5/5
Viêm da cơ địa là một căn bệnh phổ biến, khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu và quấy khóc. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều chị em không...

FANPAGE