Nổi lên như một cơn gió trên thị trường mua bán hiện nay. Dropshipping đem lại rất nhiều lợi ích cũng như giảm thiểu vô vàn rủi ro không đáng có cho nhà phân phối. Vậy dropshipping là gì? Để hiểu hơn về hình thức mua bán này, hôm nay Webdinhnghia.com Việt Nam sẽ chia sẻ đến bạn kiến thức bổ ích này nhé!!!
Dropshipping là gì?
Dropshipping được biết đến là phương pháp bán lẻ rất được ưa chuộng hiện nay. Theo đó, khi bán một loại sản phẩm, cửa hàng không cần lưu giữ sản phẩm đó trong kho dự trữ. Trong trường hợp có người mua hàng, cửa hàng bán lẻ sẽ điện trực tiếp đến cho nhà phân phối hoặc đại lí ( một bên thứ ba nào đó làm nhiệm vụ cung cấp), vận chuyển trực tiếp đến khách hàng. Hình thức mua bán này cũng rất lạ lùng, khi người bán còn chưa kịp nhìn thấy cũng như kiểm tra sản phẩm trước khi giao hàng cho khách hàng.
Mô hình bán lẻ này đã được thoả thuận rất kĩ giữa bên thứ ba và người bán lẻ. Do vậy họ hoàn toàn tin tưởng về chất lượng hàng hoá được đem ra mua bán. Sự khác biệt lớn nhất giữa mô hình bán lẻ này sở với các mô hình bán lẻ khác đó là, nhà bán lẻ không cần lưu kho dự trữ hàng hoá. Khi cần thiết, họ sẽ lấy hàng trực tiếp từ bên thứ ba và vận chuyển để hoàn tất quá trình mua bán hàng hoá.
Ưu điểm của mô hình dropshipping
Mô hình này thu hút được rất nhiều nhà bán lẻ tham gia bởi một số ưu điểm vượt trội như:
Không cần bỏ vốn
Đây là lợi thế tuyệt đối của dropshipping mà có lẽ ít phương pháp kinh doanh nào có thể thực hiện được. Bạn có thể thực hiện ý tưởng kinh doanh của mình mà không cần trực tiếp bỏ vốn hoặc bỏ vốn rất ít. Trong khi đó, bạn phải mất một số vốn khá lớn, nếu lựa chọn đầu tư kinh doanh truyền thống. Với mô hình kinh doanh dropshipping, bạn không cần mua bất kì sản phẩm nào dự trữ ngoại trừ trường hợp bạn đã bán được hàng.
Khả năng thành công với mô hình kinh doanh này rất cao bởi họ không mất chi phí lưu kho. Và có thể sử dụng số tiền này cho các hoạt động marketing khác.
Cách thức dễ thực hiện, chi phí thấp
Nếu như kinh doanh truyền thống, bạn phải mất vô vàn các chi phí có liên quan như trả tiền kho hàng, đóng gói và vận chuyển, theo dõi và lên sổ sách, xử lí và chuẩn bị các tờ khai có liên quan, tính toán mức độ dự trữ hàng tồn kho.
Thật không quá ngạc nhiên khi nhiều cửa hàng hay doanh nghiệp theo đuổi dropshipping. Văn phòng rất đơn giản chỉ với máy tính xách tay và chi phí phát sinh mỗi tháng rất thấp.
Địa điểm làm việc linh hoạt
Với thiết bị có thể kết nối được với internet, bạn có thể đi đến bất kì đâu để làm việc. Hầu như các hoạt động giao tiếp, trao đổi và thoả thuận với nhà cung cấp đều thực hiện qua fax hay email.
Mở rộng quy mô và đa dạng sản phẩm
Hầu hết công việc xử lí và vận chuyển đơn hàng đều do nhà cung cấp đảm nhiệm nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm mở rộng quy mô bán hàng mà không tốn nhiều công sức. Nếu trải qua công đoạn dự trữ hàng hoá, hẳn số lượng hàng hoá mà bạn cung cấp sẽ hạn chế. Tuy nhiên, nếu lựa chọn dropshipping bạn có thể đưa tới khách hàng tiềm năng của mình một danh sách sản phẩm đa dạng và phong phú.
Nhược điểm của mô hình kinh doanh dropshipping
Lợi nhuận thấp
Lợi nhuận thấp là điều đầu tiên cần phải nhắc đến khi lựa chọn dropshipping. Bạn phải biết rằng, hiên nay mô hình này đang có sự cạnh tranh rất cao, về giá cả, chiết khấu cũng như những điều kiện khác giữa bạn và nhà cung cấp. Với chi phí đầu tư thấp, kéo theo đó là giá bán hàng hoá thấp, điều này khiến lợi nhuận của bạn hầu như rất ít trong một sản phẩm. Tuy nhiên với nỗ lực marketing và chăm chỉ kinh doanh của mình, hẳn bạn sẽ bán được số lượng hàng hoá rất lớn.
Việc lấy hàng trực tiếp từ nhà cung cấp dẫn đến một thực tế rằng đôi khi nhà cung cấp sẽ không có hàng để bán cho bạn. Dropshipping khiến bạn bị động trong việc theo dõi và kiểm soát nguồn cung. Đây thực sự là vấn đề khiến bạn cảm thấy đau đầu.
Cách thức vận chuyển phức tạp
Việc làm việc với nhiều nhà cung cấp cùng lúc khiến cho công đoạn vận chuyển hàng hoá của bạn bị gián đoạn và rắc rối hơn rất nhiều. Rắc rối này có thể thấy rõ khi một khách hàng đặt ba đơn sản phẩm được lấy từ 3 nhà cung cấp khác nhau.
Trong quá trình mua bán sản phảm với khách hàng, không thể tránh khỏi phát sinh những lỗi thường gặp mặc dù xuất phát từ ohias nhất cũng cấp. Tuy nhiên trong trường hợp này bạn hoàn toàn phải chịu trách nhiệm vì khách hàng không thực hiện giao dịch vowi nhà cũng cấp.
Hy vọng bài viết này đã đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích về mô hình dropshipping. Hãy like và share bài viết này nếu bạn thấy hay nhé!!!
Xem thêm: Sop là gì? Quy trình thao tác chuẩn trong khách sạn