Nếu bạn là một nhà đầu tư chứng khoán chắc hẳn bạn đã nghe nhiều tới chỉ số EPS, vậy chỉ số EPS là gì vài tại sao nó lại quan trọng đối với người đầu tư chứng khoán? Đây là điều mà không phải ai cũng có thể biết được rõ ràng và cụ thể, hãy cùng Webdinhnghia.com Việt Nam tìm hiểu thêm về EPS và những nội dung xung quanh nó qua bài viết dưới đây nhé!
Khái niệm EPS là gì?
EPS ( Earning Per share) là chỉ số lợi nhuận sau thuế của một cổ phiếu hay còn được gọi là lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu. Như vậy hiểu một cách đơn giản thì với thị trường cổ phiếu hiện tại, nếu một công ty đang phát hành ra thị trường 1 triệu cổ phiếu đồng nghĩa với lợi nhuận sau thuế của công ty này là 1 triệu USD thì giá của mỗi cổ phiếu sẽ là 1 USD tương đương với EPS bằng 1.
Các chỉ số cơ bản của EPS
Có 2 loại chỉ số EPS:
– EPS cơ bản: Với chỉ số EPS cơ bản được tính bằng công thức như sau:
EPS = ( thu nhập ròng – cổ tức cổ phiếu ưu đãi)/ lượng cổ phiếu đang lưu hành.
– EPS pha loãng: Đây là EPS của một doanh nghiệp đã phát hành dạng trái phiếu chuyển đổi hay cổ phiếu ưu đãi, quyền mua cổ phiếu, cổ phiếu cho cổ đông chiến lược….. Chính bởi cổ phiếu của công ty đã được chuyển đổi sang một số dạng khác như vậy nên về cơ bản nó không còn thuần chủng, vì vậy cổ phiếu dạng này được gọi là cổ phiếu pha loãng hay lãi suất suy giảm trên một cổ phiếu.
Bên cạnh đó, khi thực hiện chuyển đổi từ cổ phiếu cơ bản sang các dạng cổ phiếu khác thì sẽ làm cho EPS của công ty thay đổi, vì nó không còn là EPS thuần chủng như ban đầu mà bây giờ thực tế số lượng cổ phiếu phổ thông tăng nên nhưng lại không có thêm dòng tiền chảy vào. Lúc này các nhà đầu tư chứng khoán cũng như CEO sẽ cần quan tâm tới chỉ số EPS này để dự báo cho tương lại của công ty.
Chính vì những điều đó mà khi thực hiện tính toán kết quả kinh doanh của công ty, cần quan tâm tới cả 2 chỉ tiêu EPS cơ bản và EPS pha loãng.
Mối quan hệ giữa chỉ số P/E và EPS
Chỉ số EPS chính là thành phần để cấu tạo nên chỉ số P/E và từ hệ số P/E sẽ cho các nhà đầu tư thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập của cổ phiếu đó tạo ra là bao nhiêu lần và họ sẽ cần trả bao nhiêu tiền cho mỗi cổ phiếu khi mua.
Từ hệ số P/E nhà đầu tư sẽ biết được rằng, nếu chỉ số P/E cao thì nhà đầu tư sẽ biết công ty hiện tại đang có lợi nhuận cao và có nhiều cơ hội tăng trưởng, nhưng bên cạnh đó cũng cần lưu ý về chỉ số P/E vì không hẳn chỉ số P/E cao là vì giá cổ phiếu đó cao, có thể là do thu nhập thấp nên đã khiến chỉ số P/E cao.
Chỉ số EPS có ý nghĩa như thế nào?
Chỉ số EPS chính là một biến số quan trọng làm cơ sở giúp các nhà đầu tư tính toán giá cổ phiếu và xác định chỉ số P/E như đã đề cập ở phần trên. EPS tỷ lệ thuận với năng lực kinh doanh của một công ty, nếu chỉ số EPS càng cao thì chứng tỏ tình hình năng lực kinh doanh hiện tại của công ty tốt và giá cổ phiếu có thể tăng cao. Ngược lại, nếu EPS có giá trị thấp thì phản ánh năng lực kinh doanh hiện tại của công ty không tốt và giá cổ phiếu có xu hướng giảm.
Đầu tư vào các đồng tiền điện tử hay đầu tư chứng khoán là lựa chọn làm giàu của rất nhiều người, tuy nhiên để có thể thành công chúng ta cần trang bị những kiến thức cần thiết nhất để hiểu rõ luật chơi và không mắc phải những sai lầm đáng tiếc.
Trên đây là những chia sẻ của Webdinhnghia.com về những thông tin cơ bản của EPS hi vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn có những cái nhìn rõ ràng hơn về chỉ số EPS để có thể có những lựa chọn tốt nhất cho việc đầu tư, mua bán các loại cổ phiếu trên thị trường hiện nay.
Xem thêm: Ethereum là gì? Tại sao rất nhiều người chao đảo vì nó?