Giới công nghệ thường nhắc nhiều đến cụm từ firmware. Hẳn rất nhiều bạn đã nhầm lẫn giữa firmware và software, cho rằng chúng là một. Vậy firmware là gì? Firmware và software có giống nhau hay không? Hãy cùng với Webdinhnghia.com Việt Nam tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi này nhé!!!
Firmware là gì?
Firmware là một đoạn chương trình máy tính cung cấp kiểm soát mức thấp đến cho các phần cứng cụ thể của thiết bị. Bạn có thể hình dung nó là những chương trình máy tính cố định, điều khiển cấp thấp nhiều thiết bị điện tử. Firmware có thể thấy nhiều trong các bộ điều khiển từ xa, máy tính bỏ túi, hoặc các thiết bị phần cứng Như ổ cứng, màn hình LCD bán dẫn mỏng, thẻ nhớ, bàn phím,… Hầu như thiết bị nào hiện nay cũng được trang bị firmware. Mỗi thiết bị khác nhau dù là máy tính tính, điện thoại, âm thanh nổi, ô tô….sẽ sử dụng một số dạng firmware khác nhau.

Những thiết bị sử dụng chương trình đơn giản, firmware sẽ là tất cả những gì mà chúng cần để có thể hoạt động. Tuy nhiên với những thiết bị tiên tiến hơn giống như máy tính, thiết bị của bạn cần phải được hỗ trợ thêm phần mềm software-một hệ điều hành và ứng dụng phần mềm, mới có thể sử dụng hết các tính năng của thiết bị. Ngoài ra, ở những thiết bị tiêu dùng phức tạp, nhà sản xuất cũng trang bị thêm firmware nhằm mục đích đáp ứng những quy trình cơ bản, đồng thời tạo nền tảng để thực hiện những chức năng cấp cao hơn.
Sự khác nhau cơ bản giữa firmware và software
Thật khó để phân biệt giữa firmware và software. Nhưng có thể hiểu một cách đơn giản là, firmware liên quan tới những quy trình cơ bản, cấp thấp trong thiết bị. Nó đóng vai trò rất quan trọng trong sự hoạt động của những thiết bị này, bởi nếu không có firmware thì thiết bị hoàn toàn không thể hoạt động được. Firmware được tích hợp vào trong thiết bị chủ yếu ở bộ nhớ chỉ đọc, OTP, bộ nhớ chỉ đọc khả dĩ lập trình. Những firmware phức tạp hơn sẽ xuất hiện ở những vị trí bộ nhớ nháy để có thể cập nhật khi sửa lỗi thiết bị hoặc thêm chức năng mới.
Như vậy bạn cần phải hiểu rõ rằng, firmware là tập hợp các phần mềm software giản đơn, gọi đó là mã lập trình. Thường thì người dùng cho rằng software là những phần mềm điển hình như Microsoft word, trình duyệt web…. Nhưng trong khi software bao hàm mọi mã bạn có thể tìm thấy trên thiết bị.

Ngoài ra, điểm khác biệt cơ bản nhất giữa firmware và software đó chính là vị trí lưu trữ. Firmware sẽ được lưu trữ trong bộ nhớ không ổn định, có thể là rom, eprom, bộ nhớ flash… Trong khi software có thể là việc từ bộ nhớ khả biến, không ổn định và bộ nhớ ảo. Firmware luôn là chương trình có kích thước nhỏ, nhỏ tới vài kb, nhưng ở một số thiết bị kích thước này có thể lớn hơn một chút.
Còn một điểm nữa cần phải nhắc đến đó là tần suất cập nhật. Thiết bởi có firmware sẽ không được cập nhật bởi người dùng. Theo đó nhà sản xuất sẽ không cho người dùng được phép truy cập vào firmware. Điều này rất dễ hiểu, Nếu người dùng có thể cập nhật và làm thay đổi firmware sẽ dẫn tới kết quả thiết bị ngừng hoạt động, bởi các chương trình cơ sở bị phá vỡ.
Firmware được cập nhật khi nào?
Trong một số trường hợp đặc biệt, người ta cũng có thể thực hiện cập nhật firmware. Phải kể đến như:
- Các nhà sản xuất cần sửa lỗi xảy ra trên thiết bị đã xuất xưởng
- Thay đổi hiệu năng thiết bị
- Thay đổi các thành phần quan trọng trong hệ thống thiết bị
Vậy câu hỏi đặt ra là: có nên thực hiện cập nhật firmware hay không, khi mà nguy cơ của nó sẽ khiến thiết bị không thể hoạt động được? Theo mình nghĩ, việc cập nhật firmware là điều cần thiết, giúp thiết bị khắc phục được lỗi và các lỗ hổng liên quan tới bảo mật. Tuy nhiên lời khuyên là bạn không nên vội vàng thực hiện cập nhật, hãy dành thời gian để kiểm chứng, bằng việc đọc những lời phản hồi của người cập nhật trước về những hạn chế của phiên bản firmware mới nâng cấp.

Nếu thiết bị đang hoạt động thiếu ổn định, nâng cấp firmware sẽ là điều bắt buộc. Việc nâng cấp firmware sẽ làm cho toàn bộ dữ liệu trong thiết bị mất đi. Bởi vậy trước khi thực hiện cập nhật, bạn hãy sao lưu toàn bộ dữ liệu trước kia để tránh trường hợp đáng tiếc nhé.
Ở những dòng điện thoại sử dụng hệ điều hành khác nhau thì khả năng nâng cấp cũng có sự khác nhau. Ví dụ như dòng điện thoại sử dụng iOS có thể thoải mái nâng cấp mà không lo mất dữ liệu vì iTunes sẽ xử lý backup dữ liệu. Hay như các dòng máy Android sẽ cho phép người dùng download và nâng cấp firmware trực tiếp trên thiết bị.
Hi vọng bài viết này đã đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích về firmware và sự khác biệt giữa firmware-software. Hãy like và share bài viết này nếu bạn thấy hay nhé!!!