Tiêu chuẩn về quản lý chất lượng ISO 9001 có rất nhiều phiên bản khác nhau như ISO 9001: 1987, ISO 9001: 1994, ISO 9001: 2000, ISO 9001: 2008 và mới đây nhất là phiên bản ISO 9001: 2015, được gọi tắt là ISO 9001. Vậy ISO 9001 là gì? Hôm nay Webdinhnghia.com Việt Nam sẽ chia sẻ kiến thức bổ ích này tới bạn nhé!!!
ISO 9001 là gì?
ISO 9001 là một tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành vào năm 2015. Hệ thống này đã đưa ra một khuôn khổ trong hệ thống quản lý chất lượng, đồng thời được sử dụng làm tiêu chuẩn trong việc chuẩn hoá hệ thống quản lý chất lượng trong một tổ chức hoặc sử dụng nhằm mục đích chứng nhận, phục vụ việc ký kết hợp đồng. Nội dung của tiêu chuẩn ISO 9001:
- ISO 9001 là bộ tiêu chuẩn về quản lý chất lượng
- Bao gồm các nguyên tắc về quản lý
- Tập trung đưa ra giải pháp phòng ngừa và cải tiến
- Yêu cầu cần đáp ứng trong công việc
- Áp dụng cho các loại hình tổ chức không phân biệt quy mô, không phân biệt loại hình sản xuất hay dịch vụ.
Các điều kiện cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001
Việc xây dựng, thực hiện và duy trì hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO là một trong những điều kiện cơ bản giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực, năng suất, kiểm soát chi phí, rủi ro và tạo cơ hội cho chính mình. Để đảm bảo việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 được thuận lợi và đúng đắn, doanh nghiệp cần chú ý đến các điều kiện sau:
- Có sự cam kết của ban lãnh đạo trong việc triển khai xây dựng và duy trì hệ thống ISO 9001 trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất.
- Cải thiện cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, cùng các yêu cầu về phòng chống cháy nổ, đảm bảo vệ sinh công nghiệp và môi trường.
- Đảm bảo các thiết bị bảo hộ cá nhân tại những vị trí có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
- Đảm bảo các nguồn lực cần thiết khác để xây dựng, thực hiện và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001.
Mục đích của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001
Tiêu chuẩn ISO 9001 được xây dựng nhằm mục đích tạo ra hệ thống quản lý chất lượng khoa học để kiểm soát rủi ro, ngăn ngừa sai phạm, lỗi trong sản xuất, đem đến những sản phẩm và dịch vụ thỏa mãn khách hàng một cách ổn định nhất. Bên cạnh đó, việc áp dụng ISO 9001 sẽ tạo ra được cách làm việc khoa học, tạo sự nhất quán trong công việc, chuẩn hóa các quy trình hoạt động, tiến hành loại bỏ các thủ tục rườm rà, rút ngắn thời gian, giảm các chi phí phát sinh, nâng cao năng lực và ý thức trách nhiệm của nhân viên trong từng bộ phận. Tóm lại, mục đích của tiêu chuẩn ISO 9001 như sau:
- Có khả năng nguồn cung cấp sản phẩm dịch vụ đáp ứng các nhu cầu của khách hàng và yêu cầu theo luật định.
- Nâng cao sự hài lòng thỏa mãn về sản phẩm dịch vụ của khách hàng
- Giải quyết rủi ro, tận dụng cơ hội để đạt được mục tiêu của tổ chức.
- Lấy niềm tin từ khách hàng, nhà đầu tư, nhân viên…bằng việc chứng minh doanh nghiệp đã có một hệ thống quản lý chất lượng khoa học.
Nguyên tắc quản lý chất lượng của ISO 9001
Tiêu chuẩn ISO 9001 được hình thành thông qua tích lũy kinh nghiệm thực tiễn thành công và thất bại tại của nhiều doanh nghiệp trên thế giới. Tổng hợp lại chúng ta có 7 nguyên tắc quản lý chất lượng, được xem là nền tảng để xây dựng chuẩn mực cho doanh nghiệp hiện nay, đó là:
- Luôn hướng vào khách hàng
- Sự lãnh đạo
- Cam kết của mọi người
- Tiếp cận các tiêu chuẩn theo quá trình
- Cải tiến
- Đưa ra các quyết định dựa trên bằng chứng
- Quản lý mối quan hệ
Việc đưa ra những nguyên tắc này sẽ giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp nắm vững nội dung ISO 9001, là cơ sở để doanh nghiệp đạt được những kết quả tốt nhất khi áp dụng tiêu chuẩn này.
Điểm mới giữa ISO 9001: 2015 với ISO 9001: 2008 là gì?
Sự khác biệt lớn nhất của hai hệ thống tiêu chuẩn này đó là những yêu cầu về doanh nghiệp và tổ chức phải có tư duy rủi ro trong mọi hoạt động. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải biết áp dụng các phương pháp, kỹ thuật đánh giá rủi ro, nhận diện được các rủi ro tiềm ẩn có thể gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Việc xác định được rủi ro sẽ giúp doanh nghiệp tăng cường biện pháp kiểm soát, biện pháp quản lý và ngăn ngừa, giảm thiểu tối đa thiệt hại, tăng khả năng làm việc hiệu quả của tổ chức.
Theo ý kiến của các chuyên gia, đột phá lớn nhất của tiêu chuẩn ISO 9001: 2015 đó là làm cho chủ doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn đến tiêu chuẩn này, vì đây là một hệ thống giúp cho doanh nghiệp nâng cao lợi nhuận, nâng cao khả năng cạnh tranh nếu được áp dụng một cách đúng đắn.
Hi vọng và viết này đã đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích về tiêu chuẩn ISO 9001. Hãy like và share bài viết này nếu bạn thấy hay nhé!!!
Xem thêm: HSE là gì? Trách nhiệm của nhân viên trong bộ phận HSE