Khó thở là cảm giác thường trực mà chị em phải chịu đựng trong suốt thời gian mang thai. Tuy nhiên, cảm giác khó thở ở mỗi người lại khác nhau. Có người khó thở khi mang thai tháng thứ 5, thứ 6 hay thậm chí là những tháng cuối thai kỳ. Bên cạnh đó cũng có không ít chị em lại khó thở ở tháng đầu. Vậy, khó thở khi mang thai tháng đầu có đáng lo ngại không? Nếu bạn cũng đang mắc phải tình trạng này, nhất định đừng bỏ qua bài viết bên dưới của Webdinhnghia.com Việt Nam nhé!
Nguyên nhân khiến mẹ bầu khó thở khi mang thai tháng đầu
Khó thở khi mang thai tháng đầu là triệu chứng hết sức bình thường, có đến 75% thai phụ mắc phải tình trạng này. Tuy nhiên, đây là hiện tượng hết sức bình thường nên chị em không cần phải quá lo lắng. Nguyên nhân chủ yếu khiến mẹ bầu khó thở khi mang thai tháng đầu là:
-
Dung tích phổi tăng lên
Khi mang thai, lồng ngực của mẹ bầu sẽ dần rộng hơn để tăng dung tích phổi. Trong quá trình tăng kích thước lồng ngực của bạn có thể bị đau nhẹ và khó chịu. Do đó thỉnh thoảng chị em thường cảm thấy khó thở vào những tháng đầu của thai kỳ.
-
Hormone progesterone tăng dần
Khi mang thai, hormone progesterone trong cơ thể sẽ tăng cao, giúp cơ thể hấp thụ oxy để nuôi dưỡng thai nhi. Đồng thời, khí CO2 trong cơ thể cũng sẽ được thải ra bên ngoài nhiều hơn. Trong giai đoạn đầu mẹ bầu sẽ không thích nghi với sự thay đổi này nên đôi khi xảy ra tình trạng khó thở.
-
Tim làm việc nhiều hơn
Khi mang bầu, lượng máu trong cơ thể thường tăng cao nhiều hơn bình thưởng khoảng 50%. Điều này đồng nghĩa với việc thai phụ phải hít thở nhiều hơn, đặc biệt là thở sâu. Khi mang thai, việc hít thở sâu sẽ khó khăn hơn bình thường và chị em thường xuyên có cảm giác khó thở.
-
Ăn uống sai cách
Nồng độ hemoglobin trong cơ thể thấp cũng là một trong những nguyên hân khiến mẹ bầu khó thở ở những tháng đầu mang thai. Nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn uống thiếu chất, ăn uống sai cách khiến cơ thể thiếu máu.
Xem thêm: Khó thở khi mang thai tháng thứ 5 có nguy hiểm không?
Khắc phục tình trạng khó thở khi mang thai tháng đầu
Chúng ta đã biết, khó thở là hiện tượng kinh niên và kéo dài suốt 9 tháng 10 ngày. Do đó, chị em chỉ có cách “sống chung với lũ”. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể khắc phục tình trạng này bằng một trong những cách sau:
-
Uống nhiều nước
Cung cấp đủ nước sẽ giúp cơ thể chống lại cảm giác mệt mỏi, đuối sức và khó thở. Tuy nhiên, chỉ nên uống nước lọc hoặc các loại nước ép trái cây. Tuyệt đối không nên uống nước ngọt, các loại nước có ga hoặc rượu, bia và các chất kích thích khác.
-
Ăn uống lành mạnh
Chế độ dinh dưỡng đa dạng, đủ chất. Hạn chế tối đa các món ăn chiên rán nhiều dầu mỡ.
-
Vận động nhẹ nhàng
Bên cạnh thực đơn lành mạnh thì chế độ vận động trong giai đoạn này cũng vô cùng quan trọng. Chị em không nên nằm hay ngồi một chỗ quá lâu, thay vào đó là nên đi đứng và vận động nhẹ nhàng. Bên cạnh đó mẹ bầu cũng nên tham gia các lớp yoga cho thai phụ giúp khác phục hiệu quả tình trạng khó thở khi mang thai trong tháng đầu, đồng thời giúp quá trình chuyển dạ diễn ra dễ dàng hơn.
Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Như đã trình bày ở trên, khó thở khi mang thai ở tháng đầu tiên là tình trạng bình thường nên chị em không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu khó thở và kèm theo các hiện tượng bất thường sau thì nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và có hướng xử lý phù hợp.
- Thở gấp, thở nhanh, tim đập nhanh
- Đau dữ dội ở lồng ngực
- Khó thở nghiêm trọng hơn khi ngủ
- Khó thở kèm theo triệu chứng ho, sốt
- Cơ thể vô cùng mệt mỏi
- Khó thở do hen suyễn hay viêm phổi
Khi khó thở xuất hiện do bệnh lý, chị em nên điều trị triệt để trước khi sinh nở. Bởi các bệnh lý này có thể cản trở quá trình vượt cạn của chị em sau này.
Với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ trên đây hy vọng các bạn đã biết được tình trạng khó thở khi mang thai tháng đầu có nguy hiểm không. Đồng thời, khi nào thì cần đến gặp các bác sĩ chuyên khoa và khi nào thì cần điều trị tại nhà. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì về thai kỳ và sinh nở, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể nhé!
Xem thêm: Sau sinh bao lâu thì tử cung co lại?