Lạm phát là gì? Tác động của lạm phát đến nền kinh tế

- , - 357, -

Lạm phát là thuật ngữ quan trọng trong kinh tế vĩ mô. Lạm phát trong thời gian dài sẽ tác động rất lớn đến nền kinh tế bao gồm cả nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Vậy lạm phát là gì? Lạm phát gây ra những ảnh hưởng tiêu cực như thế nào? Hôm nay Webdinhnghia.com Việt Nam sẽ chia sẻ kiến thức tài chính bổ ích này tới bạn nhé!!!

Lạm phát là gì?

Trong kinh tế vĩ mô, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung trong nền kinh tế. Lạm phát gây ra sự mất giá trị thị trường, làm giảm sức mua của đồng tiền. Cũng có thể hiểu theo nghĩa khác, lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ nào đó so với loại tiền tệ khác. Hai cách định nghĩa này đều đúng, tuy nhiên một cách hiểu dựa trên góc độ nền kinh tế quốc gia và một cách hiệu dựa trên phạm vi thị trường toàn cầu. Ngược lại với lạm phát chúng ta có thiểu phát.

lạm phát là gì
Lạm phát là gì?

Một chỉ số lạm phát bằng 0 hay 1 chỉ số dương, người ta gọi là sự ổn định giá cả. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường, một khi các quy luật về hàng hóa không còn được tôn trọng, nhất là quy luật lưu thông tiền tệ bị vi phạm thì khả năng lạm phát là rất cao. Quá trình sản xuất hàng hóa còn tồn tại những quan hệ hàng hóa tiền tệ, thì ở đó nguy cơ lạm phát vẫn còn tiềm ẩn.

Lạm phát xuất hiện khi nào?

Theo các Mác: việc phát hành tiền giấy phải được giới hạn ở số lượng vàng hoặc bạc thực sự lưu thông nhờ các đại diện tiền giấy của mình. Một khi nhà nước phát hành khối lượng tiền giấy vào trong lưu thông vượt, quá số lượng vàng mà nó đại diện, thì lúc này giá trị tiền giấy giảm xuống và lạm phát xuất hiện.

Khi nghiên cứu thị trường, các nhà kinh tế học đã đưa ra một định nghĩa mới, được sử dụng khá rộng rãi. Theo đó, lạm phát là sự tăng lên của mức giá trung bình theo thời gian. Chúng được đặc trưng bởi các chỉ số lạm phát. Cách tính chỉ số lạm phát dựa vào công thức GNP danh nghĩa / GNP thực tế.

Phân loại lạm phát

Lạm phát vừa phải

Lạm phát vừa phải hay còn gọi là lạm phát một con số, tỷ lệ lạm phát lúc này dưới 10% một năm. Lạm phát vừa phải chỉ làm cho giá cả biến động một cách tương đối, bởi thế mà hoạt động của nền kinh tế vẫn diễn ra bình thường. Sự ổn định của thị trường được biểu hiện: giá cả tăng lên chậm, lãi suất tiền gửi không cao, không xuất hiện tình trạng mua bán và tích trữ hàng hóa,… Lạm phát vừa phải tạo tâm lý an tâm cho người lao động và không thay đổi nhiều đến thói quen của người tiêu dùng, các hãng kinh doanh có thu nhập ổn định nên sẵn sàng cho đầu tư sản xuất.

Lạm phát phi mã

lạm phát là gì
Phân loại lạm phát

Lạm phát phi mã xuất hiện khi giá cả tăng tương đối nhanh từ 2 đến 3 con số một năm. Lạm phát phi mã khiến cho giá cả chung tăng lên nhanh chóng, có sự biến động lớn về nền kinh tế. Người dân lúc này có thói quen tích trữ hàng hóa và vàng bạc, bất động sản.

Siêu lạm phát

Siêu lạm phát là tình trạng lạm phát tăng lên đột biến, tốc độ siêu lạm phát vượt xa nhiều lần so với lạm phát phi mã. Tốc độ lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế tăng nhanh, giá cả không ổn định, tiền lương thực tế giảm mạnh, đồng tiền Quốc gia nhanh chóng mất giá, hoạt động kinh doanh rối loạn, kinh tế thị trường đình trệ. Trên thực tế thì tình trạng siêu lạm phát khi xảy ra.

Tác động của lạm phát đến nền kinh tế

Đối với lĩnh vực sản xuất

Tỷ lệ lạm phát cao làm cho giá đầu tư đầu vào và đầu ra biến động không ngừng. Sự mất giá của đồng tiền khiến hoạt động hạch toán kinh doanh bị vô hiệu hóa. Hiệu quả sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp bị thay đổi, một số doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn lạm phát sẽ có nguy cơ phá sản rất lớn.

Đối với lĩnh vực lưu thông

lạm phát là gì
Tác động của lam phát tới nền kinh tế

Lạm phát là nguyên nhân hàng đầu cho hành vi đầu cơ tích trữ, việc làm này dẫn đến tình trạng khan hiếm hàng hóa. Do việc đầu tư vào sản xuất sẽ gây ra nhiều rủi ro nên nhiều người đã lựa chọn đầu tư vào lưu thông, khiến lĩnh vực này trở nên hỗn loạn. Tốc độ lưu thông tiền tệ tăng vọt, càng thúc đẩy lạm phát gia tăng

Lĩnh vực tiền tệ và tín dụng

Quan hệ tín dụng và thương mại ngân hàng bị thu hẹp. Số tiền gửi vào ngân hàng giảm đi, do đó không đáp ứng được nhu cầu của người đi vay. Điều chỉnh lãi suất tiền gửi không ổn định, khiến người gửi không hề an tâm. Hoạt động của hệ thống ngân hàng không còn được bình thường, chức năng kinh doanh tiền tệ bị hạn chế, chức năng của tiền tệ không còn được lưu giữ nguyên vẹn.

Chính sách kinh tế nhà nước

Lạm phát xảy ra khiến những thông tin trong xã hội bị phá hủy, sao thị trường bị rối loạn. Lạm phát khiến nhà nước thiếu vốn, không đủ sức cung cấp cho các khoản phúc lợi xã hội và các lĩnh vực khác. Lúc này ngân sách nhà nước có nguy cơ rất cao bị thâm hụt, do vậy các mục tiêu cải thiện và nâng cao đời sống khó có thể đạt được trong tương lai.

Hi vọng là cái này đã đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích về tình trạng lạm phát. Hãy like và share bài viết này nếu bạn thấy hay nhé!!!

Xem thêm: ROI là gì? Ý nghĩa của chỉ số ROI


Nguồn web: dmlrbmV3cy5jb20=

CATEGORIES

TOP LÀ GÌ

TOP Tìm Hiểu

TOP Định Nghĩa

Lạm phát là gì? Tác động của lạm phát đến nền kinh tế

5/5
Lạm phát là thuật ngữ quan trọng trong kinh tế vĩ mô. Lạm phát trong thời gian dài sẽ tác động rất lớn đến nền kinh tế bao gồm cả...

FANPAGE