CPA là một từ viết tắt quen thuộc trong hoạt động của Affiliate Marketing, đây là hình thức mang đến những cơ hội cho các nhà quảng cáo và những doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm cũng như những dịch vụ mới. Vậy CPA là gì? CPA hoạt động như thế nào và có vai trò ra sao? Hãy cùng Webdinhnghia.com Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Định nghĩa CPA là gì?
CPA là viết tắt của cụm từ Cost Per Action trong tiếng anh, là một thuật ngữ trong lĩnh vực marketing, được hiểu theo nghĩa là khoản chi phí dựa trên một lần thực hiện một hành động nào đó, gọi là tiền hoa hồng khi khách hàng thực hiện hành động bất kỳ qua link Affiliate của bạn ví dụ như: Điền form trên website, đăng kí tài khoản mới, mua hàng, tải phần mềm ứng dụng, thích sản phẩm….
Bên cạnh đó, CPA còn mang 2 ý nghĩa khác nữa đó là:
– CPL (Cost Per Lead): Là khoản thu nhập hoa hồng bạn sẽ nhận được từ nhà quảng cáo khi khách hàng đã hoàn thành những form trên website theo các yêu cầu mà nhà quảng cáo đã cung cấp cho bạn.
– CPI (Cost Per Install): Là khoản thu nhập bạn nhận được khi tải ứng dụng của họ.
Nếu như để nhận được hoa hồng từ Affiliate Marketing thông thường thì bạn cần có khách hàng mua hàng thông qua đường link của mình thì đối với CPA, khách hàng chỉ cần thực hiện một hành động nào đó (Theo thỏa thuận của bạn và nhà cung cấp) bạn sẽ được nhận một khoản hoa hồng.
Tóm lại, CPA là một loại hình quảng cáo có yêu cầu tương đối khó khi cần có hành động từ khách hàng, tuy nhiên lại mang lại hiệu quả rất tốt nếu chiến lược thực hiện đúng cách.
Ưu điểm và nhược điểm của quảng cáo CPA
Loại hình quảng cáo nào cũng có hai mặt của nó và đối với quảng cáo CPA cũng như vậy:
– Ưu điểm: Mang lại hiệu quả tốt, quảng cáo không yêu cầu cần có nhiều lượt xem hay click quảng cáo của khách hàng mà chỉ phụ thuộc vào hành động cuối cùng của họ khi thực sự có nhu cầu và quan tâm tới sản phẩm.
– Nhược điểm: Để có thể thu hút được khách hàng để lại một hành động như bạn mong muốn, điều này đòi hỏi mẫu quảng cáo của bạn phải thực sự thu hút và chạm đến insight khách hàng.
Lợi ích mà nhà cung cấp và người phân phối nhận được từ CPA là gì?
Với cơ chế hoạt động như ở phần trên chúng ta đã đề cập thì CPA đem lại những lợi ích gì cho các nhà cung cấp và nhà phân phối, tại sao hình thức này lại ngày càng được ưa chuộng trên thế giới và Việt Nam?
– Đối với nhà cung cấp (Merchant):
+ CPA mang đến một chiến dịch rõ nét hơn về hoạt động kinh doanh cho một doanh nghiệp.
+ Mang lại con số chính xác rằng họ cần bỏ ra vốn bao nhiêu và thu lại doanh thu là bao nhiêu.
+ Mang lại sự tiếp thị liên kết dựa trên những yêu cầu mà họ đặt ra đối với nhà phân phối.
+ Phù hợp với chiến lược kinh doanh mà họ mong muốn.
– Đối với người phân phối (Affiliate):
+ Những hình thức như CPL vs CPI sẽ mang lại một khoản lợi nhuận hoa hồng lớn, phát sinh khi người dùng hoàn thành một hành động theo yêu cầu.
+ Mức hoa hồng xứng đáng với những thao tác mà nhà cung cấp đã yêu cầu nhà phân phối làm theo.
CPA sẽ là một hình thức đóng một vai trò quan trọng trong việc thiết lập và xây dựng nên một nền tảng của mô hình tiếp thị liên kết hiện đại và thông minh ở trong tương lai không xa. Việc kết hợp CPA trong kinh doanh cũng sẽ tạo ra những hiệu quả lớn để hoàn thành KPI, tìm được những khách hàng tiềm năng hơn trên thị trường đối với mỗi doanh nghiệp và công ty. Đây là một chiến lược mà các CEO cần cân nhắc và nghiên cứu trong thời đại Internet và Thương mại điện tử bùng nổ.
Qua bài viết này chúng tôi muốn bạn hiểu thêm về CPA là gì cũng như những vai trò của CPA trong lĩnh vực marketing và kinh doanh. Để hiểu rõ hơn về hình thức này các độc giả có thể tìm hiểu thêm trong các bài viết tiếp theo của Webdinhnghia.com Việt Nam. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi!