Để giảm bớt khối lượng công việc và thực hiện chúng một cách tự động hơn, hiện nay người ta có thể ứng dụng lập trình để thực hiện một loạt trình tự các sự kiện. Để thực hiện điều này không thể thiếu được thiết bị PLC. Vậy PLC là gì? Hôm nay, Webdinhnghia.com Việt Nam sẽ chia sẻ kiến thức bổ ích này tới bạn nhé!!!
PLC là gì?
PLC là viết tắt của cụm từ tiếng Anh programmable logic controller, được dịch là bộ điều khiển logic lập trình được. PLC là một thiết bị điều khiển, có cấu trúc giống như máy tính bao gồm: bộ vi xử lý trung tâm CPU, bộ nhớ ROM, bộ nhớ RAM, các cổng input và output trong thiết bị.
Người sử dụng có thể lập trình để thực hiện một loạt trình tự sự kiện, chúng được kích hoạt bởi tác nhân kích thích tác động vào PLC, hoặc qua các hoạt động có trễ như thời gian. PLC được dùng để thay thế các mạch rơ le trong thực tế, hoạt động theo phương thức quét các trạng thái trên đầu ra và đầu vào. Người dùng có thể chọn ngôn ngữ Ladder hoặc State Logic làm ngôn ngữ lập trình cho PLC.
Cấu trúc của bộ điều khiển PLC
Như đã giới thiệu ở trên, bộ điều khiển PLC bao gồm: bộ vi xử lý trung tâm CPU có các cổng giao tiếp dùng cho việc ghép nố, một bộ nhớ chương trình ram, các cổng input và output của thiết bị.
Ở những bộ điều khiển PLC được thiết kế hoàn chỉnh, còn đi kèm với một đơn vị lập trình bằng tay hay bằng máy tính. Nếu là các đơn vị lập trình đơn giản, sẽ có đủ ram để chứa đựng chương trình dưới dạng hoàn thiện hay bổ sung. Nếu là các đơn vị lập trình xách tay, bộ nhớ RAM được sử dụng là loại CMOS, trong trường hợp các chương trình đã kiểm tra kỹ càng và sẵn sàng đưa vào sử dụng thì mới được chuyển sang bộ nhớ PLC. Một số thiết bị PLC lớn sẽ được lập trình trên máy tính và hỗ trợ cho các việc viết, đọc, kiểm tra chương trình.
Nguyên lý hoạt động của bộ điều khiển PLC
Khi thiết bị được kích hoạt bằng các trạng thái on hoặc off, một bộ điều khiển lập trình sẽ liên tục lặp chương trình thông qua sự cài đặt sẵn của người dùng và chờ đợi các tín hiệu xuất hiện ở ngõ vào đồng thời xuất ra các tín hiệu ở ngõ ra.
Người dùng có thể lập trình một cách dễ dàng. Có hai loại ngôn ngữ lập trình có thể viết lên trên thiết bị PLC, và cả hai ngôn ngữ lập trình này đều dễ học. Bởi vì thiết bị PLC không có dây nối nên chúng khá gọn nhẹ và dễ dàng bảo quản, sửa chữa trong trường hợp hỏng hóc. Thiết bị này được trang bị dung lượng bộ nhớ vô cùng lớn, có thể đáp ứng việc lưu trữ những chương trình phức tạp của người dùng.
Trong môi trường công nghiệp như hiện nay, việc sử dụng thiết bị PLC để lập trình tự động hoàn toàn đáng tin cậy và hơn hẳn bất kỳ một loại công cụ nào khác. Không những thế, PLC còn có khả năng giao tiếp với các thiết bị thông minh khác, có thể là máy tính, hệ thống internet hay các module mở rộng. Thiết bị này đem đến rất nhiều sự tiện lợi, tuy nhiên giá cả để có được PLC không quá cao và nằm trong phạm vi chi trả của người dùng.
Một số ứng dụng của bộ điều khiển PLC
PLC được ứng dụng rất nhiều ở các lĩnh vực khác nhau, nhưng được ứng dụng nhiều nhất là ở trong các hoạt động công nghiệp. Có thể kể đến như:
- Hệ thống nâng vận chuyển
- Các robot lắp ráp sản phẩm
- Dây chuyền xử lý hóa học
- Dây chuyền đóng gói
- Dây chuyền chế tạo linh kiện bán dẫn
- Dây chuyền may công nghiệp
- Dây chuyền lắp ráp tivi
- Dây chuyền sản xuất xe ô tô
- Kiểm tra quá trình sản xuất
- Sản xuất vi mạch
- Sản xuất xi măng
- Điều khiển bơm
- Điều khiển tự động hệ thống đèn giao thông
- Điều khiển thang máy
- Công nghệ chế biến thực phẩm
- Công nghệ sản xuất giấy
- Quản lý tự động bãi đỗ xe
Ưu điểm của thiết bị PLC
- Dễ dàng thay đổi chương trình theo ý muốn
- PLC có khả năng thực hiện các thuật toán phức tạp với độ chính xác cao
- Mạch điện sử dụng trong PLC gọn nhẹ, dễ dàng trong việc bảo quản và sửa chữa nếu có sai sót
- Cấu trúc PLC dạng module, người dùng có thể tiện lợi khi thay thế, mở rộng đầu ra hoặc các chức năng khác.
- PLC có khả năng chống nhiễu tốt, rất đáng tin tưởng trong môi trường làm việc công nghiệp.
- Có khả năng giao tiếp với các thiết bị thông minh khác, theo ý muốn của người sử dụng.
PLC đem đến rất nhiều những tiện ích cho người dùng, đơn giản hóa các công việc, thực hiện chúng tự động với độ chính xác cao. Hi vọng bài viết này đã đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích về thiết bị điều khiển PLC. Hãy like và share bài viết này nếu bạn thấy hay nhé!!!