R&D luôn là một khâu quan trọng trong sự phát triển của nhiều công ty và tập đoàn lớn. R&D bao gồm rất nhiều công việc khác nhau. Ở mỗi công ty và tập đoàn trong các lĩnh vực khác nhau thì R&D cũng không hề giống nhau. Vậy R&D là gì? Hôm nay Webdinhnghia.com Việt Nam sẽ chia sẻ kiến thức bổ ích này tới bạn nhé!!!
R&D là gì?
R&D là viết tắt của cụm từ research & development, được dịch là nghiên cứu và phát triển. Công đoạn nghiên cứu và phát triển ở công ty, tập đoàn lớn bao gồm rất nhiều việc khác nhau như đầu tư, tiến hành mua bán, nghiên cứu công nghệ, phát triển sản phẩm…. Nhằm mục đích phục vụ cho quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, quá trình này cũng sẽ khám phá ra những tri thức mới về sản phẩm, dịch vụ, từ đó áp dụng để cải tiến sản phẩm dịch vụ, đáp ứng nhu cầu tốt nhất cho khách hàng và thị trường.
R&D cải tiến công nghệ, quy trình công nghệ luôn là mục tiêu và chức năng của các công ty tiên phong hàng đầu. Quá trình research & development sẽ gồm các nội dung:
- Nghiên cứu và phát triển sản phẩm
- Cải tiến nội địa hóa công nghệ sản xuất
- Nghiên cứu và thay thế dần các vật liệu và công nghệ phù hợp, nâng cao hàm lượng công nghệ có trong sản phẩm.
- Nghiên cứu Nội địa hóa một số vật tư, sản xuất với chi phí hợp lý để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Hoạt động R&D research & development ở các công ty Việt Nam
Một vài năm trước đây, hoạt động nghiên cứu và phát triển vẫn còn rất xa lạ với các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay, bắt nhịp theo xu hướng phát triển của thế giới cùng với việc hội nhập các tổ chức kinh tế khiến sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gắt gao hơn. Lúc này, các doanh nghiệp đã dần chú trọng đến hoạt động nghiên cứu và phát triển để tạo ra sản phẩm và dịch vụ hoàn hảo nhất. Hầu hết các doanh nghiệp và tập đoàn lớn đều có một bộ phận chuyên môn R&D.
Nhiệm vụ chính của bộ phận này đó là nghiên cứu để phát triển sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu thị trường và thực hiện các chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp. Có lẽ nhiệm vụ của phòng rd trong các doanh nghiệp Việt Nam còn khá đơn giản và nhẹ nhàng, bởi vậy đã không phát huy được những khả năng vốn có của mình, bị bó hẹp trong khuôn khổ thuần túy, cứng nhắc, lãng phí tài nguyên và nguồn lực. Nếu như ở một công ty nước ngoài, bộ phận R&D sẽ làm tổng hợp nhiệm vụ phát triển sản phẩm, phát triển bao bì, phát triển công nghệ, phát triển quá trình.
Các công việc của bộ phận R&D
Phân tích và tổng hợp
Đây là công việc mang tính chất thường xuyên nhất của bộ phận này. Nhân viên phòng R&D phải thường xuyên cập nhật nguồn thông tin liên quan đến các dự án mới, các mảng thị trường cần tiếp cận cùng tất cả các thông tin liên quan trực tiếp đến dự án. R&D sẽ nhanh chóng xác định nguồn thông tin, chắt lọc và phân tích thông tin theo cách dễ hiểu nhất, tiết kiệm thời gian cho các bộ phận liên quan.
Nghiên cứu khách hàng
Khách hàng luôn là mục tiêu cuối cùng mà doanh nghiệp hướng tới. R&D phải nghiên cứu và tìm hiểu các thông tin về khách hàng bao gồm: độ tuổi, khu vực sinh sống, thu nhập, thói quen…. Đây là các yếu tố rất cần thiết để triển khai dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Phân tích dữ liệu
Các dự án có khối lượng dữ liệu vô cùng lớn, đặc biệt là các dự án trọng điểm của doanh nghiệp sẽ có tới hàng triệu lượt tương tác với khách hàng. R&D phải biết ghi chép và quản lý dữ liệu đầy đủ, phân tích sâu các dữ liệu để đưa ra các ý kiến tổng hợp, tường minh nhất cho người sử dụng.
Chia sẻ thông tin
R&D tiếp xúc liên tục với các thông tin, thu thập thông tin từ cả trong nước và nước ngoài để hình thành các báo cáo chuyên sâu. Bộ phận R&D sẽ hưởng đến việc chia sẻ thông tin liên quan đến sản phẩm và dịch vụ tới khách hàng.
Nhân viên R&D cần phải có tố chất gì?
Khả năng ngôn ngữ, đây là một trong những lợi thế của nhân viên rd. Họ phải thường xuyên tiếp xúc với các tài liệu tiếng Anh với nội dung thông tin đa dạng. Hiểu được tài liệu là một bước quan trọng để tiến hành tổng hợp và phân tích khoa học.
Năng động sáng tạo, bộ phận R&D với đặc điểm tương tác với nhiều khách hàng với nhiều bộ phận.công việc này đòi hỏi nhân viên phải nhanh nhẹn, tự chủ trong nhiều tình huống, không ngừng đổi mới sáng tạo. Bên cạnh đó phải có tư duy marketing, am hiểu về thị trường và các sản phẩm dịch vụ của đối thủ cạnh tranh.
Hi vọng bài viết này đã đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích về bộ phận R&D trong doanh nghiệp. Hãy like và share bài viết này nếu bạn thấy hay nhé!!!
Xem thêm: Quản trị kinh doanh là gì? Vai trò và chức năng của quản trị kinh doanh