ROE là chỉ số xuất hiện khá nhiều khi thực hiện phân tích đầu tư. Các nhà đầu tư khi lựa chọn bỏ vốn đều căn cứ vào tỷ lệ ROE. Vậy ROE là gì? Cách tính ROE như thế nào chuẩn xác nhất? Hôm nay Webdinhnghia.com Việt Nam sẽ chia sẻ đến bạn kiến thức tài chính bổ ích này nhé!!!
ROE là gì?
ROE là viết tắt của cụm từ tiếng Anh return on equity, với ý nghĩa là lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay còn gọi là lợi nhuận trên vốn. ROE phản ánh năng lực sử dụng đồng vốn để sinh lời trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Lấy ví dụ để dễ hiểu hơn, bạn bỏ ra số tiền vốn là 1 đồng, sau một năm hoạt động kinh doanh tiền lời bạn thu được là 3 đồng. Lúc này chỉ số ROE được tính bằng số tiền lời/số vốn bỏ ra đầu tư. Tức là ROE trong trường hợp này bằng 3 hay 300%.
Chỉ số ROE có ý nghĩa gì?
Ý nghĩa đầu tiên mà ROE đem đến đó là cho nhà đầu tư thấy mức độ hiệu quả của việc sử dụng vốn của doanh nghiệp. Hay tỷ lệ phần trăm lãi được tạo ra với số vốn đã có trong một thời gian nhất định. Chỉ số roe càng cao, càng thể hiện được khả năng sử dụng vốn hiệu quả của doanh nghiệp.
Các nhà đầu tư thường căn cứ vào chỉ số roe và so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường. Đây là một trong những bước quan trọng để đưa ra quyết định đầu tư. Những cổ phiếu có ROE cao thường được ưa chuộng hơn và mức giá cũng cao hơn với những cổ phiếu cùng loại.
ROE như thế nào thì nên đầu tư?
Khi đã có chỉ số ROE, nhà đầu tư cần phải thực hiện một loạt những phân tích tiếp theo đó. Không phải cứ ROE cao thì nên đầu tư, cần phải thực hiện so sánh thêm với lãi vay ngân hàng. Cụ thể:
Trong trường hợp ROE nhỏ hơn lãi vay ngân hàng, thì lúc này mọi nỗ lực tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp chỉ có chức năng trả lãi ngân hàng mà thôi. Hoàn toàn không tạo được cơ hội và khả năng sinh lời cho nhà đầu tư. Nếu ROE lớn hơn lãi vay ngân hàng, nhà đầu tư cần xem xét doanh nghiệp đã vay ngân hàng bao nhiêu, triển vọng của doanh nghiệp trong tương lai cũng như đánh giá chỉ số ROE có khả năng tăng trong tương lai không?
Ngoài ra, ở những doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh hay hưởng độc quyền thì chỉ ROE thường rất cao và duy trì trong nhiều năm. Nhà đầu tư nên chú ý để đầu tư vào những hạng mục này, bởi chúng có tỉ lệ rủi ro khá thấp.
Cách tính chỉ số ROE chính xác nhất
Để đưa ra được những nhận xét đánh giá khách quan, nhà đầu tư tính được chỉ số roe một cách chính xác nhất. Chỉ số ROE được tính như sau:
ROE = (lợi nhuận sau thuế /vốn chủ sở hữu) * 100%
Trong đó
- Lợi nhuận sau thuế là thu nhập ròng của doanh nghiệp
- Vốn chủ sở hữu là tổng số vốn của chủ sở hữu
Hai chỉ tiêu đều được thể hiện đầy đủ trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà đầu tư nên đánh giá ROE ít nhất trong 3 năm liên tiếp, để đưa ra cái nhìn đúng đắn nhất về tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Nếu ROE có xu hướng tăng thì chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả.
Chỉ số ROE như thế nào là tốt?
Theo kinh nghiệm của các nhà đầu tư, chỉ số ROE phải đạt mức tối thiểu 15%. Đây là tiêu chí quan trọng để lựa chọn công ty đầu tư.
Nếu doanh nghiệp duy trì được chỉ số ROE lớn hơn 20%, kéo dài liên tục ít nhất 3 năm, thì chứng tỏ doanh nghiệp rất có vị trí trên thị trường. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp chỉ đạt 15% cũng đã chứng minh được doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả.Tuy nhiên bạn không chỉ nên nhìn vào những con số cứng nhắc này, hãy quan tâm đến cả xu hướng của ROE trong những năm gần đây và có được duy trì liên tục hay không. Dựa vào những điều kiện này mới có thể đánh giá được chính xác một doanh nghiệp tốt.
Một số chú ý khi đưa ra quyết định đầu tư
Nhà đầu tư không nên coi trọng quá nhiều đến chỉ số roe. Việc nhìn nhận chỉ số cần thực hiện song song với sự phân tích, đánh giá đồng thời với các chỉ tiêu tài chính khác.
Hiểu được tầm quan trọng của chỉ số ROE mà nhiều doanh nghiệp đã thực hiện bóp méo những con số, trên báo cáo tài chính. Bởi vậy mà chỉ số ROE qua các năm sẽ cao và đẹp hơn trong mắt. Đây là cách mà doanh nghiệp gian lận để thu hút đầu tư trên thị trường. Bởi vậy khi đánh giá chỉ số ROE, nhà đầu tư cần đặc biệt chú ý đến vấn đề này. Bất kỳ một sự chủ quan nào cũng đưa nhà đầu tư đến quyết định sai lầm và gây rủi ro lớn với số tiền đầu tư.
Hi vọng bài viết này đã đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích về tài chính. Hãy like và share bài viết này nếu bạn thấy hay nhé!!!
Xem thêm: Vốn điều lệ là gì? Thời hạn hoàn thành góp vốn điều lệ là bao nhiêu ngày?