Sodium là thành phần có nhiều trong các loại thực phẩm, đồ ăn nhanh hay các sản phẩm đóng gói. Vậy sodium là chất gì? Chỉ số sodium là bao nhiêu để đảm bảo sức khỏe? Hôm nay Webdinhnghia.com Việt Nam sẽ chia sẻ những kiến thức bổ ích này tới bạn nhé!!!
Sodium là gì?
Sodium là nguyên tố nằm trong nhóm kim loại kiềm, ký hiệu là na, tên gọi natri, số hiệu nguyên tử 11. Sodium là kim loại có tính mềm, ánh bạc và có khả năng tan trong nước tạo thành dung dịch bazơ. Hòa tan sodium vào trong nước chúng ta sẽ thu được chất hidrogen và sự hình thành hydroxyde. Nên bảo quản thật tốt sodium trong điều kiện thường, tránh tiếp xúc với nước và những chất khác vì có thể gây ra phản ứng hóa học.
Sodium không tồn tại dưới dạng tự nhiên, hợp chất có chứa sodium thường gặp nhất đó chính là muối ăn hoặc các khoáng chất khác như amphibole, soda niter, criolite… Sodium được ứng dụng rất nhiều trong công nghiệp thực phẩm. Khi nhắc đến sau luôn có trong thực phẩm tức là nhắc đến hàm lượng natri chứa trong thức ăn. Tùy thuộc vào loại thực phẩm khác nhau mà chỉ số sodium cũng có sự cao thấp khác nhau.
Những lợi ích của sodium đối với cơ thể
Đảm bảo sự phát triển toàn diện của cơ thể
Sodium đóng vai trò quan trọng đến sức khỏe con người. Đây là chất điện giải giúp cân bằng nồng độ chất lỏng, giữ hàm lượng nước ổn định cho cơ thể. Khối lượng cơ thể người có chứa hơn 70% là nước, việc rối loạn hàm lượng natri trong cơ thể để sẽ dẫn tới tình trạng rối loạn nước, rất nguy hiểm đến tính mạng và sức khoẻ.
Bên cạnh đó, natri sẽ kết hợp với các ion khác tạo ra sự cân bằng môi trường axit kiềm, và nồng độ PH trong máu. Sự ổn định của môi trường này sẽ tạo ra sự ổn định các gốc tự do-nguồn gốc gây ra ung thư. Natri có tác động đến quá trình dẫn truyền xung thần kinh, giúp đầu óc minh mẫn, giảm thiểu các triệu chứng co cơ hay chuột rút… Việc bổ sung hàm lượng natri sẽ ảnh hưởng không tốt đến những người huyết áp cao, tuy nhiên bạn vẫn cần đảm bảo một lượng natri vừa đủ để cơ thể diễn ra các hoạt động một cách bình thường.
Đối với phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai cần duy trì lượng máu và chất lỏng cao để cung cấp cho sự phát triển của thai nhi. Sodium đóng vai trò là chất điều hòa, duy trì để bù nước, giảm tình trạng mất nước trong cơ thể. Trong thời gian mang bầu, chị em nên chú ý chỉ bổ sung một lượng natri vừa đủ, để tránh gặp phải các vấn đề về thận, huyết áp hay tim mạch.
Đối với trẻ em
Trẻ em rất cần sodium cho sự phát triển và hoạt động của não bộ. Bên cạnh đó, nguyên tố này còn hỗ trợ cho hoạt động của các cơ và điều hòa huyết áp. Tuy nhiên hiện nay, hầu hết trẻ em đều rơi vào tình trạng dư thừa natri dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, trẻ em chỉ cần một lượng nhỏ sodium trong bữa ăn là đủ nhu cầu, về những trẻ em dưới một tuổi thì chưa cần bổ sung sodium trực tiếp vào bữa ăn.
Sodium dư thừa có nguy hiểm hay không?
Ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch
Hầu hết các loại thực phẩm được chế biến đều có chứa nồng độ nhất định sodium. Không thể phủ nhận sodium là chất cần thiết cho các hoạt động của con người, tuy nhiên nhiều hấp thụ quá nhiều dưỡng chất này có thể gây tác động xấu cho tim mạch.
Tăng nguy cơ huyết áp cao
Với những thử nghiệm lâm sàng cho thấy, những đối tượng giảm lượng sodium hấp thụ hàng ngày ngày có dấu hiệu giảm huyết áp. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, việc dùng chế độ ăn có chứa nhiều sodium sẽ khiến bệnh huyết áp cho tăng và làm trầm trọng thêm ở những người đang có bệnh.
Ảnh hưởng đến xương khớp
Dùng sodium quá nhiều sẽ tăng quá trình bài tiết canxi trong nước. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng loãng xương.
Ảnh hưởng đến chức năng thận
Cơ thể hấp thụ quá nhiều muối sẽ khiến thận phải làm việc với cường độ lớn, chức năng của thận sẽ bị suy giảm. Đồng thời các tinh thể muối sẽ lắng đọng ở thận gây ra các vấn đề về sỏi, rất nguy hiểm
Tăng nguy cơ ung thư dạ dày
Dạ dày có liên quan rất mật thiết đến các cơ quan hệ tiêu hóa và hệ thần kinh. Theo một nghiên cứu mới đây nhất, sodium là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng ung thư dạ dày.
Sodium là một chất rất cần thiết cần phải bổ sung đều đặn để đảm bảo hoạt động cơ thể diễn ra bình thường. Tuy nhiên việc hấp thụ quá nhiều sodium dẫn đến những tín hiệu không tốt cho sức khỏe của bạn. Hi vọng bài viết này đã đem đến cho bạn những kiến thức bổ. Hãy like và share bài viết này nếu bạn thấy hay nhé!!!
Xem thêm: Steroid là gì? Tác dụng của steroid trong quá trình sử dụng