Sữa công thức là một thức uống dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ được mẹ bổ sung thêm cùng với việc sử dụng sữa mẹ hàng ngày. Trẻ nhỏ biếng ăn, trẻ không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng,…khi gặp tình trạng này mẹ đều có thể cho bé sử dụng sản phẩm sữa công thức. Sữa công thức chứa nhiều chất dinh dưỡng nên chúng thường là môi trường lí tưởng dành cho vi khuẩn nếu không được bảo quản và sử dụng đúng cách. Vậy sữa công thức để được bao lâu? Cách bảo quản sữa công thức như thế nào? Hôm nay, Webdinhnghia.com Việt Nam sẽ chia sẻ kiến thức dinh dưỡng này tới mẹ và bé nhé!!!
Sữa công thức là gì?
Sữa công thức hay còn gọi là sữa bột trẻ em, đặc biệt dành riêng cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 12 tháng tuổi. Dòng sữa này có công thức gần giống như sữa mẹ, trong một số trường hợp mẹ không đủ sữa hoặc mắc các bệnh khác thì có thể sử dụng sữa công thức để thay thế một phần.
Trong sữa công thức có chứa nhiều đạm, đường, chất béo, cùng các loại vitamin cũng như khoáng chất thiết yếu cho sự phát triển trẻ nhỏ. Thành phần dinh dưỡng có trong sữa công thức cũng không thua kém gì sữa mẹ nên mẹ hoàn toàn có thể yên tâm rằng bé sẽ không rơi vào tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng. Sử dụng sữa công thức sẽ giúp trẻ phát triển một cách toàn diện cả về chiều cao, trí tuệ, cân nặng cũng như hệ miễn dịch, hệ tiêu hoá.
Sữa công thức để được bao lâu?
Theo lời khuyên của các chuyên gia, mẹ không nên pha sẵn nhiều sữa công thức dành cho trẻ, chỉ lúc nào trẻ thấy đói và đến thời gian pha sữa thì mẹ hãy cho bé bú một lượng vừa đủ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bất khả kháng phải ủ sữa cho con, mẹ chỉ nên cho bé uống sữa pha sẵn tối đa trong 2 giờ. Khi bé sử dụng sữa không hết, mẹ không nên tiếc mà hãy đổ bỏ chúng đi. Sữa dư thừa có chứa rất nhiều vi khuẩn có trong nước bọt của trẻ, chúng sẽ xâm nhập và làm biến đổi một số thành phần có trong sữa. Khi trẻ sử dụng sản phẩm này rất dễ mắc các bệnh về đường tiêu hoá, nghiêm trọng hơn có thể gây viêm màng não hoặc nhiễm trùng máu. Trên bao bì của các sản phẩm này đều có lượng sữa cần thiết cho mỗi lần pha, mẹ nên chú ý đến phần này để đảm bảo pha một lượng vừa đủ cho bé dùng mỗi lần.
Sữa công thức tồn tại ở dạng bột và bé phải dùng trong thời gian khá dài mới hết được một hộp sữa công thức. Sản phẩm này được bảo quản rất kín và an toàn, tuy nhiên, khi sử dụng mẹ phải mở hộp ra, điều này tạo điều kiện cho rất nhiều các loại vi khuẩn xâm nhập làm sữa bị mốc hoặc lên men. Mặc dù trên bao bì có ghi hạn sử dụng là 6-12 tháng, nhưng khi đã khui hộp ra, mẹ chỉ nên cho bé sử dụng trong vòng một tháng với điều kiện sữa được bảo quản ở những nơi khô ráo và tránh nhiệt độ cao.
Cách bảo quản sữa công thức
Nguyên tắc khi bảo quản sữa công thức đó là bảo quản lượng sữa mà mẹ mới pha chứ không phải là sữa mà bé dùng không hết, phải bảo quản ở trong tủ lạnh với nhiệt độ thấp thì sẽ được lâu hơn. Việc bảo quản ở nhiệt độ thấp sẽ hạn chế được sự xâm nhập của vi khuẩn làm ảnh hưởng đến chất lượng cũng như mùi vị của sữa. Thông thường, khi bảo quản trong điều kiện này, sữa công thức có thể được sử dụng tối đa trong 24 giờ. Nếu quá thời gian này, tốt nhất là mẹ nên bỏ phần sữa này đi và pha mới cho bé để đảm bảo an toàn.
Trong trường hợp pha sữa mang đi xa,mẹ có thể bảo quản ở trong túi lạnh, miễn là nơi có nhiệt độ thấp đều có thể chấp nhận được.
Một số mẹ khi thấy sữa để trong tủ lạnh và muốn bé sử dụng ở dạng nóng đã tiến hành hâm nóng sữa. Việc làm này thực sự không cần thiết, tuy nhiên nếu muốn mẹ có thể ngâm sữa trong bát nước ấm hoặc cho vào máy hâm nóng sữa. Tuyệt đối không cho sữa vào lò vi sóng.
Sữa công thức là nguồn dinh dưỡng thực sự cần thiết cho sự phát triển của bé bên cạnh nguồn sữa mẹ quý giá. Chính vì điều này mà sữa công thức là một môi trường lí tưởng cho sự sinh sôi của vi khuẩn môi trường vì vậy mà mẹ cần phải lưu ý bảo quản sữa một cách đúng đắn. Hy vọng bài viết này đã đem đến cho chị em những kiến thức bổ ích. Hãy like và share bài viết này nếu bạn thấy hay nhé!!!
Xem thêm: Bé 8 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ – thắc mắc chung của nhiều bà mẹ trẻ