Vào tháng thứ 7, khi siêu âm thai nhi thường không nằm yên một chỗ mà hay di chuyển và nằm nhiều tư thế. Đôi khi nằm nghiêng bên phải, nằm nghiêng bên trái hay thậm chí là nằm sấp. Vậy, thai nhi nằm sấp trong bụng mẹ có ảnh hưởng gì không? Cần làm gì để khắc phục tình trạng này? Câu trả lời có ngay bên dưới, chúng ta cùng Webdinhnghia.com Việt Nam tìm hiểu nhé!
Tư thế nằm của thai nhi theo từng giai đoạn
Để lý giải vì sao thai nhi thai nhi nằm sấp, chúng ta cùng tìm hiểu vị trí và tư thế nằm của thai nhi qua từng giai đoạn.
-
Ở 30 tuần đầu
Lúc này, thai nhi thay đổi vị trí và tư thế nằm liên tục. Cụ thể ở tuần thứ 4, phôi thai hình thành và bắt đầu bám vào thành tử cung. Sau đó phát triển thành thai nhi.
Bào thai nằm trọn trong túi ối, có tác dụng bảo vệ thai nhi tránh những va đập và tác động từ bên ngoài. Trong lúc này, thai nhi liên tục xoay ngang dọc, trước sau trong túi ối.
-
Tuần 32 – 43
Trong lúc này, thai nhi đã bắt đầu ổn định ngôi thai và mẹ đã cảm nhận được đầu của bé nằm ở dưới bụng. Đồng thời, chân bé cũng bắt đầu đạp liên tục ở bụng trên.
Tuần thứ 34, bác sĩ sẽ bắt đầu khám thăm dò phần đầu để xác định vị trí nằm của thai nhi. Tuy nhiên, vị trí này có thể thay đổi rất nhiều lần cho đến ngày chuyển dạ.
-
Từ tuần 34 – 36
Ở giai đoạn này, bé yêu đã sẵn sàng chào đời. Cơ thể và não bộ đã phát triển hoàn chỉnh, thai nhi bắt đầu cố định vị trí trong khung xương chậu và không di chuyển nữa. Lúc này, chị em nên chuẩn bị tinh thần, nếu thấy máu báo sinh có nghĩa là bé sắp chào đời.
Xem thêm: Giải đáp thắc mắc có bầu nằm võng được không?
Thai nhi nằm sấp trong bụng có sao không?
Như đã trình bày ở trên, trong những tháng đầu khi tử cung mẹ còn khá rộng, thai nhi có thể thoải mái nằm sấp, nằm ngửa hay thậm chí là nằm nghiêng. Lúc này, mẹ có thể hoàn toàn yên tâm vì không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và bé.
Đến tuần thai thứ 34, mẹ cần theo dõi vị trí và tư thế nằm của bé thông qua việc khám thai định kỳ. Bên cạnh đó, siêu âm thai còn có thể giúp chúng ta theo dõi chính xác các thông số khác như: Đường kính lưỡng đỉnh, nhịp tim thai, trọng lượng thai, chiều dài cương đùi, vị trí bánh rau, chỉ số nước ối. Nếu có bất thường, bác sĩ sẽ thông báo với mẹ.
Đặc biệt, ở thời điểm này mẹ có thể thực hiện siêu âm 4D để nhìn thấy rõ ràng những cử động trên gương mặt và cơ thể trẻ.
Như vậy, từ tuần thứ 34 nếu trẻ nằm sấp sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển bình thường của thai nhi. Do đó, nếu phát hiện các bác sĩ sẽ chỉ định hướng xử lý phù hợp.
Những tư thế nằm ngủ của mẹ bầu giúp hạn chế tình trạng thai nhi nằm sấp
-
3 tháng đầu
Lúc này, thai còn khá nhỏ và không gian trong bụng mẹ vẫn còn khá rộng rãi. Do đó chị em có thể thoải mái nằm ngủ ở bất cứ tư thế nào mà bạn cả thấy thoải mái. Tuy nhiên, mẹ không nên nằm sấp khiến chèn ép và khiến bé khó chịu.
-
3 tháng giữa
Lúc này bụng đã phát triển nhô ra khỏi áo, tuy nhiên cân nặng cũng chưa tăng nhiều do đó chị em vẫn có thể thoải mái di chuyển và nằm ngủ mà không cần sự hỗ trợ của người khác. Tuy nhiên, nếu khó ngủ và mệt mỏi thì nên nằm nghiêng sang phải và kê một chiếc gối mềm ở bên dưới đẻ dễ ngủ hơn.
-
3 tháng cuối
Tư thế nằm của mẹ bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ rất quan trọng, ảnh hưởng đến vị trí nằm của thai nhi.
Những tháng cuối, thai phụ tăng cân khá nhiều. Đồng thời, tay chân phù nề, nhức mỏi khiến chị em vô cùng mệt mỏi và khó chịu. Để nhanh chóng chìm vào giấc ngủ, ngoài việc nằm nghiêng và kê gối như trên chị em có thể kê thêm gối ở chân.
Bên cạnh đó, trước khi ngủ bạn cũng có thể ngâm chân với nước ấm và tinh dầu. Đây là phương pháp thư giãn, giúp điều trị nhức mỏi chân tay khi mang bầu và dễ ngủ.
Trên đây là một số thông tin giải đáp thắc mắc thai nhi nằm sấp trong bụng mẹ có ảnh hưởng gì không? Hy vọng đây sẽ là những thông tin bổ ích giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh. Nếu còn thắc mắc gì về thai kỳ và sinh nở, hãy truy cập website của chúng tôi để tìm ra câu trả lời chính xác nhé!