Hóa trị là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình lập công thức hóa học cũng như giải các bài tập hóa học. Vậy hóa trị là gì, quy tắc hóa là gì? Hôm nay, hãy cùng WEBDINHNGHIA.COM giải quyết những vấn đề này nhé.
Hóa trị
Hóa trị là gì?
Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.
Hóa trị của một nguyên tố được xác định theo hóa trị của H chọn làm đơn vị và hóa trị của O là hai đơn vị.
Ví dụ
- Công thức hóa học của Axit clohydric là HCl, vậy Clo (Cl) sẽ mang hóa trị I.
- Công thức hóa học của đinitơ trioxit là (N_{2}O_{3}) nên N trong trường hợp này mang hóa trị III.
- Tương tự, với nhóm nguyên tố, chúng ta cũng có thể xác định được hóa trị của chúng theo những cách như trên. Công thức hóa học của Axit sunfuric là (H_{2}SO_{4}), vậy nhóm nguyên tố (SO_{4}) mang hóa trị II vì liên kết với 2 nguyên tử H hóa trị I.
Bảng hóa trị một số nguyên tố hóa học
Để dễ dàng hơn trong quá trình làm bài tập. Ta có thể sử dụng bảng hóa trị của các nguyên tố hóa học. Bảng hóa trị cung cấp thông tin về tên nguyên tố, ký hiệu hóa học, nguyên tử khối và hóa trị.
Bài ca hóa trị
Có nhiều cách để nhớ được hóa trị của các nguyên tố hóa học, tuy nhiên, một trong số những cách hiệu quả nhất được nhiều người áp dụng là học thuộc bài ca hóa trị sau:
Quy tắc hóa trị
Quy tắc hóa trị là gì?
Ta có quy tắc hóa trị như sau, tích giữa chỉ số với hóa trị của nguyên tố này bằng tích giữa chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.
Theo quy tắc hóa trị thì x.a = y.b
- Biết x, y và a (hoặc b) thì tính được b (hoặc a)
- Biết a, b thì tìm được x, y để lập công thức hóa học
Chuyển thành tỉ lệ (rac{x}{y}=rac{b}{a} = rac{b’}{a’})
Lấy x = b (hoặc b’) và y = a (hoặc a’). Nếu a’, b’ là những số nguyên đơn giản hơn so với a, b.
Vận dụng
- Từ quy tắc hóa trị, ta có thể tính được hóa trị của một nguyên tố khi biết chỉ số và hóa trị của nguyên tố còn lại.
- Ngoài ra, quy tắc hóa trị còn được vận dụng vào việc lập công thức hóa học của hợp chất khi đã biết hóa trị của hợp chất đó.
Ví dụ
Cacbon đioxit được tạo nên từ nguyên tố cacbon (C) mang hóa trị IV và oxi (O) hóa trị II. Theo quy tắc hóa trị, ta có: x.IV = y.II
=> chuyển thành tỉ lệ: (rac{x}{y}=rac{II}{IV} = rac{1}{2}) => x = 1; y = 2.
Vậy, công thức hóa học của cacbon đioxit là (CO_{2})
Bài tập
Bài tập 1: Xác định hóa trị của mỗi nguyên tố trong các trường hợp sau đây:
a) KH, (H_{2}S), (CH_{4})
b) FeO, (Ag_{2}O), (NO_{2})
Hướng dẫn giải:
a) KH: Có H có hóa trị I. Theo quy tắc hóa trị, ta có: 1.1 = 1.b => K hóa trị I.
(H_{2}S): có H có hóa trị I, theo quy tắc hóa trị, ta có: 2.1 = 1.b => S hóa trị II.
(CH_{4}): có H có hóa trị I, theo quy tắc hóa trị, ta có: 1.a = 4.1 => C hóa trị IV.
b) FeO: có O hóa trị II, theo quy tắc hóa trị, ta có: 1.a = 2.1 => Fe hóa trị II
(Ag_{2}O): có O hóa trị II, theo quy tắc hóa trị, ta có 2.a = 1.2 => Ag hóa trị I.
(NO_{2}): có O hóa trị II, theo quy tắc hóa trị, ta có: 1.a = 2.2 => N hóa trị IV
Bài tập 2: Biết N (IV), hãy chọn công thức hóa học phù hợp với quy tắc hóa trị trong số các công thức sau: NO, (N_{2}O_{3}), (N_{2}O), (NO_{2}).
Hướng dẫn: Ta có N hóa trị IV, O hóa trị II. Theo quy tắc hóa trị, ta có: x.4 = y.2
Vậy, công thức hóa học phù hợp nhất là (NO_{2}).
Như vậy, bạn đã cùng WEBDINHNGHIA.COM giải quyết được các vấn đề về hóa trị cũng như quy tắc hóa trị – những lý thuyết cơ bản trong hóa học cùng một số bài tập liên quan. Chúc bạn thành công.